Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Keo biển
Tên Latin: Acacia oraria
Họ: Đậu Fabaceae
Bộ: Đậu Fabales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    KEO BIỂN

KEO BIỂN

Acacia oraria  F.v. Muell.

Họ: Đâu Fabaceae

Bộ: Đâu Fabales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ lớn có tán rộng, cao đến 15 m; nhánh non vuông. Cuống dạng lá (diệp thể) hình bầu dục cong, dài 5 - 12 cm, có mũi cứng ở đỉnh, lúc non có vẩy nhỏ màu trắng, lúc già không lông.

Hoa nhỏ màu vàng họp thành đầu; các đầu này tập hợp thành chùm ngắn ở nách lá. Quả dẹp, cuốn tròn, dài 7,5 - 12,5 cm, rộng 1 - 1,7 cm; hạt 5 - 10 có cán màu cam khá dài.

Sinh học, sinh thái:

Cây được trồng trên nhiều kiểu đất và sinh cảnh khác nhau và phát triển tốt đối với các loài đất cằn, bạc màu vẩn phát triển mạnh. Được trồng ở độ cao trên 800m cũng có khả năng thích nghi và sinh trưởng phát triển.

Phân bố:

Xuất xứ ở Timor (Inđônêxia) và Ôxtrâylia. Việt Nam nhập trồng ở Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông nam bộ để lấy gỗ nguyên liệu và thường được trồng trên đồi trọc và dọc đường đi.

 

Mô tả loài: Phùng mỹ Trung – WebAdmin.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Keo biển

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này