Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Đỉnh tùng
Tên Latin: Cephalotaxus hainanensis
Họ: Đỉnh tùng Cephalotaxaceae
Bộ: Đỉnh tùng Cephalotaxales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ĐỈNH TÙNG

ĐỈNH TÙNG

Cephalotaxus mannii Hook. f. 1886.

Cephalotaxus griffithii Hook. f. 1888;

Cephalotaxus hainanensis H. L. Hu, 1953;

Cephalotaxus harringtonii (Knigth ex J. Forbes) K. Koch, 2000;

Họ: Đỉnh tùng Cephalotaxaceae

Bộ: Đỉnh tùng Cephalotaxales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ nhỡ thường xanh, ít khi cao 10 - 15 m, cành mảnh mọc đối và xoè ngang. Lá mọc xoắn ốc, xếp thành hai dãy, hình dải, dài 2 - 4 cm, rộng 0,2 - 0,4 cm, thẳng hay hơi cong ở gần đầu và thót nhanh có mũi nhọn ở đầu, men, cụt hay hơi tròn ở gốc, mặt dưới có hai dải lỗ khí màu trắng. Nón đực hình đầu mang từ 8 - 10 hoa đính trên cuống ngắn có vảy, mọc ở nách lá; mỗi hoa có lá hoa ở gốc mang 7 - 10 nhị, mỗi nhị có 3 túi phấn. Nón cái đơn độc hay mọc chùm 3 - 5 cái ở nách lá; mỗi nón gồm 9 - 10 vảy, ở mặt bụng có 2 noãn. Hạt hình trứng, dài khoảng 2,7 cm, đường kính khoảng 1,8 cm, tròn và có mũi nhọn ở đỉnh, vỏ hạt vàng hoặc xanh, khi chín mọng nước.

Sinh học, sinh thái:

Mùa ra nón tháng 4 - 5, hạt chín vào tháng 9 - 10 năm sau. Tái sinh bằng hạt diễn ra bình thường. Mọc rải rác ở phần dưới sườn núi đất hoặc đá vôi, ít khi lên gần đỉnh, trong rừng rậm thường xanh cây lá rộng, ở độ cao khoảng 600 - 1200 m, nơi có ít ánh sáng và ẩm.

Phân bố:

Trong nước: Trước đây mới gặp chủ yếu ở Sơn La (Yên Châu: Mường Lựm), Hà Tây (núi Ba Vì), Thanh Hoá (Lũng Vân), Quảng Trị (giữa Hòn Rao và A Rua), Thừa Thiên - Huế (Phú Lộc: Vườn Quốc gia Bạch Mã), Kontum (Đắk Glei, Đác Tô, Sa Thầy), Gia Lai, Lâm Đồng (Lang Bian, Di Linh). Gần đây mới phát hiện ở vùng Đông bắc: Hà Giang (Đồng Văn: Tài Phìn Tủng, Ha Pu Da, Yên Minh: Lao Và Chải, Ngan Chai), Cao Bằng (Nguyên Bình: Ca Thành).

Nước ngoài: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan.

Giá trị:

Nguồn gen quí. Gỗ bền và tốt, dùng trong xây dựng và nhất là để đóng đồ gỗ cao cấp.

Tình trạng:

Loài có sự phân bố rộng, song mọc rải rác. Tình trạng bị đe doạ sẽ tăng lên nếu môi trường sống bị phá huỷ.

Phân hạng: VU A1,c,d B1+2b,c.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (Bậc R) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Cần bảo vệ trước hết tại Vườn Quốc gia Ba Vì và nghiên cứu để trồng rộng rãi tại các vùng sinh thái thích hợp.

  

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 491.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Đỉnh tùng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này