Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nưa chuông
Tên Latin: Amorphophallus paeoniifolius
Họ: Ráy Araceae
Bộ: Trạch tả Alismatales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Ngô văn Trí  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
   

NƯA CHUÔNG

Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicolson, 1977

Amorphophallus giganteus Blume, 1837

Arum campanulatum Roxb., 1820

Conophallus giganteus Schott ex Miq., 1856

Dracontium paeoniifolium Dennst., 1818

Họ: Ráy Araceae

Bộ: Ráy Arales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thảo sống hằng năm có thân củ nằm trong đất; củ hình bán cầu, rộng đến 20 cm, mặt dưới lồi mang một số rễ phụ và có những nốt như củ Khoa tây chung quanh có 3 - 5 mấu lồi; vỏ củ màu nâu, thịt trắng vàng và cứng. Lá mọc sau khi đã có hoa, thường chỉ có một lá có cuống cao tới 1,5 m, màu xanh sẫm có đốm bột trắng; phiến chia làm ba nom tựa lá đu đủ. Cụm hoa gồm có một mo to màu đỏ xanh có đốm trắng, mặt trong màu đỏ thẫm, bao lấy một bông mo là một trục mang phần hoa cái ở dưới, phần hoa đực ở trên.

Sinh học, sinh thái:

Nưa chuông mọc hoang rải rác ở khắp các vùng rừng núi, được bà con nhiều địa phương đem về trồng cũng đã lâu đời ở trong vườn, quanh bờ ao, dọc hàng rào và trên các đồi để làm thức ăn cho người và gia súc, gặp nhiều ở các tỉnh.

Phân bố:

Trong nước: Loài này gặp ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Bắc, Hoà Bình, Hà Tây, Nghệ an, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Củ nưa chuông được trồng chủ yếu để lấy bột. Bột này trắng mịn giống như bột Sắn những có tỷ lệ tinh bột cao hơn nhiều. Dọc nưa cũng ăn được, những phải ngâm nước vo gạo cho hết ngứa rồi có thể dùng nấu canh dấm, muối dưa.

Nước ngoài: Bangladesh, Borneo, Campuchia, Trung Nam Trung Quốc, Đông Nam Trung Quốc, Đông Himalaya, Hải Nam, Ấn Độ, Jawa, Lào, Đảo Sunda Nhỏ, Malaya, Maluku, Myanmar, New Guinea, Lãnh thổ phía Bắc, Philippines, Sri Lanka, Sulawesi, Sumatera , Đài Loan, Thái Lan.

Công dụng:

Vị cay, tính nóng, có độc. Củ có tác dụng lợi tiêu hoá, bổ dưỡng hồi phục sức khoẻ, lợi trung tiện. Cũng dùng như Khoai nưa. Ở Ấn độ người ta dùng để chữa trĩ và kiết lỵ. Nếu dùng tươi, nó tác dụng như một chất kích thích và làm long đờm và có thể dùng để trị thấp khớp cấp tính. Ở Thái lan, củ dùng làm thức ăn phụ cho người bị bệnh đái đường.

 

Mô tả loài: Trần Hợp, Phùng Mỹ Trung, Phạm Văn Thế - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nưa chuông

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này