Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU CÔN TRÙNG RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bướm phượng đen tuyền
Tên Latin: Papilio bianor
Họ: Bướm phượng Papilionidae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera 
Lớp (nhóm): Bướm ngày  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BƯỚM PHƯỢNG ĐEN TUYỀN

BƯỚM PHƯỢNG ĐEN TUYỀN

Papilio bianor Cramer, 1777

Họ: Bướm phượng Papilionidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Loài bướm có kích thước lớn, cơ bản giống với loài Papilio dialis  và loài Papilio protenor. nhưng có khác ở chỗ là có đuôi dài và ở mặt trên cánh sau có ánh xanh nước biển, xanh dương hoặc xanh màu ngọc bích rất đẹp, thậm chí tạo thành mảng lớn óng ánh ở gần mép ngoài của cánh. Cánh sau rộng hơn cánh sau của Papilio dialis. Có kích thước trung bình, dạng mùa hè thường lớn hơn dạng mùa xuân. Có khung màu đen. Con đực có lông đen ở cánh trước nhưng con cái thì không có. Con cái có đốm đỏ ở cánh sau. Sải cánh : 80-130mm.

Sinh học sinh thái:

Thường thấy ở những khu rừng, ít khi thấy ở các thành phố hoặc các khu đô thị đông đúc vì không có cây thức ăn, và nơi trú ngụ của chúng. Nếu có những cây này ở các đô thị thì ta sẽ có thể quan sát thấy chúng. Cây thức ăn của nó thường là cây hoa tiêu lá xư (Zanthoxylum ailanthoides), citrus spp., Evodia meliaefolia. Ở độ cao trên 700m, ở sinh cảnh nông nghiệp và hiếm gặp ở các sinh cảnh khác cũng như hiếm gặp ở độ cao trên 1.200m.

Phân bố:  

Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Lào, Việt Nam - Phú Thọ, Vĩnh Phúc (Vườn quốc gia Tam Đảo)..

Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:

Tương tự như loài Papilio dialis. Chúng rất hiếm gặp và lại rất đẹp. Số lượng của chúng ngày càng bị suy giảm mạnh do nơi cư trú là rừng tự nhiên bị phá huỷ ngày càng nghiêm trọng. Là loài đẹp và hiếm, đã đưa vào sách đỏ Việt nam vì loài này đang báo động. Cần bảo vệ tốt nơi cư trú của chúng và hạn chế thu bắt. Có thể nhân nuôi chúng ở trang trại vì đã có tài liệu về cây chủ của chúng. Cấm khai thác gỗ, chặt phá rừng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bướm phượng đen tuyền

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này