Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU CÔN TRÙNG RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bướm phượng pari
Tên Latin: Papilio paris
Họ: Bướm phượng Papilionidae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera 
Lớp (nhóm): Bướm ngày  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BƯỚM PHƯỢNG PARI

BƯỚM PHƯỢNG PARI

Papilio paris Linnaeus, 1758

Họ: Bướm phượng Papilionidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Loài này về hình dáng rất giống với các loài Papilio bianor, Papilio arcturus. Nhìn thoáng qua thì loài này có màu đen với đốm xanh lục lớn ở mặt trên cánh sau, lấp lánh khi bay. Nếu quan sát thật gần, có thể thấy xen giữa các vảy màu đen là những vảy nhỏ li ti màu xanh lục khiến cho cánh con vật có màu đen nhung ánh xanh rất đẹ Papilio Mặt dưới cánh sau có một dãy các đốm đỏ tía hình trăng khuyết chạy dọc mép ngoài, hai đốm cuối cùng phía sát bụng biến thành hai vòng tròn đỏ với nhân đen to ở bên trong. Một trong những loài bướm Phượng có đuôi đẹp nhất ở Việt Nam. Bướm đực và bướm cái giống nhau và đều có một mảng lớn màu xanh lục ở cánh sau. Đặc điểm nhận diện loài Papilio paris dễ nhất là đốm màu xanh ngọc tương đối to, hơi tròn, rõ rệt không chạy tới sát mép ngoài của cánh sau. Sải cánh: 120-140mm (Thái Lan), và 100-130mm (ở Vân Nam).

Sinh học sinh thái:

Phổ biến trong rừng hoặc gần rừng. Được ghi nhận đẻ trứng trên cây Ba gạc Euodia sp, họ Cam Rutaceae. Bướm bay rất nhanh tuy nhiên có thể gặp dễ dàng ở những bờ cát gần các con suối và sông. Bướm đực cũng thường gặp ở các thảm thực vật thứ sinh, trong khi đó nhìn chung bướm cái lại gặp ở trong rừng. Bướm bị hấp dẫn bởi phân thải của chim và thú. Vào mùa xuân, cả bướm đực và bướm cái cùng tụ tập với các loài bướm khác ở những cây thuộc họ chi Bướm bạc, Long não và những cây hoa khác.     

Phân bố:

Từ Đông Bắc Ấn Độ qua Trung Quốc đến Đài Loan và Nam Nhật Bản; Phía Nam qua vùng Đông Dương đến quần đảo San-đa. Loài này phổ biến khắp nơi ở Việt Nam, riêng bướm cái có số lượng ít hơn. Ở Miền Nam cho đến nay chỉ ghi nhận được tại VQG Cát Tiên nhưng rất hiếm.

Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:

Papilio paris là khá loài phổ biến trong nhóm bướm Phượng, có đốm màu xanh ở cánh sau. Một số loài khác cũng rất giống loài này như Papilio arcturus, Papilio polytor, loài Papilio memnon, Papilio dialis, Papilio bianor. Nên có nghiên cứu sâu về loài này để nhân nuôi.

 

Mô tả loài: Vũ văn Liên - Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bướm phượng pari

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này