Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU CÔN TRÙNG RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bướm giáp ngọc chót râu đỏ
Tên Latin: Lexias pardalis
Họ: Bướm giáp Nymphalidae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera 
Lớp (nhóm): Bướm ngày  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

BƯỚM GIÁP NGỌC CHÓT RÂU ĐỎ

Lexias pardalis (Moore, 1878)

Symphaedra pardalis Moore, 1878

Họ: Bướm giáp Nymphalidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Đây là loài bướm có kích thước lớn trong họ Nymphalidae có hầu hết các đặc điểm chung và tương tự như loài Lexias dirtea ngoại trừ màu sắc của chót râu. Con đực và cái khác nhau, con cái lớn hơn con đực. Cả con đực và cái thuộc loài này rất giống với một loài khác là Bướm Giáp ngọc lớn chót râu đen Lexias dirtea. Hai loài này cũng phân bố chung ở một số khu vực nên khó phân biệt bằng cách quan sát. Đặc điểm đáng tin cậy nhất để phân biệt hai loài chót râu phía ngoài của loài Lexias dirtea màu sậm gần như đen, trong khi ở L.pardalis là màu cam đỏ. Có một số loài bướm khá giống nhau ở Việt Nam, tuy nhiên Bướm Giáp ngọc lớn chót râu cam đỏ hay còn gọi là Bướm ăn quả thối được phân biệt bởi màu vàng cam đỏ của chót râu. Sải cánh: 80 -105mm.

Sinh học, sinh thái:

Các loài trong giống Lexias phần lớn sống dưới tán rừng, hầu như không thấy bay ra các trảng trống. Cả con đực lẫn con cái đều thích hút dịch của các loại trái cây chín rữa. Chúng thuộc nhóm bướm cảnh giác, khó lại gần để quan sát. Con cái khi phát hiện người ở gần thường bay vào mép rừng dưới gốc cây lớn. Nếu người quan sát tiếp tục đi theo, nó không bay mất hẳn mà thường bay ra xa từng đoạn ngắn, len lỏi giữa các gốc cây. Con đực khi thấy người cũng bay vào dưới tán cây rừng, nhưng cũng có lúc nó bay ra xa dọc theo đường mòn. Cả bướm đực và cái đều bị hấp dẫn bởi mùi của lá và quả thối. Chúng bay nhanh gần mặt đất, đôi khi khó phát hiện ra chúng do mặt dưới của chúng giống như thảm lá. Sâu non sống trên cây Dọc (họ Bứa Clusiaceae).

Phân bố:

Vùng phân bố khá rộng từ Ấn Độ đến Trung Quốc và Hải Nam, còn phía Nam qua Đông Dương và bán đảo Malaysia đến quần đảo San đa tới Philippin. Gặp khắp nơi ở Việt Nam. Bướm được đặt tên theo tập tính ăn quả thối rữa.

Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:

Là loài phân bố rộng nhưng không dễ gặp. Chúng có thể dùng làm sinh vật chỉ thị cho rừng nguyên sinh còn tốt có nhiều lá, quả cây rụng trên nền đất ẩm ướt dưới tán rừng; đó là nơi sống và điều kiện thích hợp nhất với chúng. Có thể nhân nuôi loài này trong trang trại vì đã có cây thức ăn và lại là loài bướm Giáp to, đẹp và hiếm gặp.

 

Mô tả loài: Vũ văn Liên - Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bướm giáp ngọc chót râu đỏ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này