Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU CÔN TRÙNG RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bướm cánh vàng viền đen
Tên Latin: Eurema hecabe
Họ: Bướm phấn Pieridae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera 
Lớp (nhóm): Bướm ngày  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BƯỚM CÁNH VÀNG VIỀN ĐEN

BƯỚM CÁNH VÀNG VIỀN ĐEN

Eurema hecabe (Linnaeus, 1758)

Papilio hecabe Linnaeus, 1758

Papilio luzoniensis Linnaeus, 1764

Terias sinensis Lucas, 1852

Họ: Bướm phấn Pieridae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Eurema là giống bướm nhỏ, có vài loài phổ biến và giống nhau, khó phân biệt khi quan sát. Mặt trên cánh màu vàng, viền cánh đen. Viền đen ở cánh trước rộng tại chót và góc ngoài cánh. Viền đen ở cánh sau mảnh hơn, đôi khi mất hẳn. Mặt dưới màu vàng có các vệt, đốm nhỏ màu nâu. Con cái thường có viền đen rộng hơn và màu xỉn hơn.Ở Việt Nam có 4 loài rất giống nhau và để phân biệt các loài này chúng ta dựa trên một số đặc điểm chính khác biệt như sau:

Ở mặt trên, loài Eurema brigitta dễ nhận biết nhất với phần viền đen răng cưa dày, đậm màu bao quanh, ba loài còn lại khá giống nhau. Ở mặt dưới, ô gốc cánh của cánh trước là vị trí chuyên biệt nhất để phân biệt các loài với nhau, cụ thể: Eurema brigitta không có đốm đen trong ô còn gốc cánh trong khi Eurema blanda có ba đốm đen, Eurema hecabeEurema simulatrix cùng có hai đốm đen nhưng ở Eurema simulatrix còn có thêm một đốm tròn nhỏ ngay phía dưới vệt đen ở mép ngoài ô gốc cánh. Sải cánh Eurema hecabe: 45 - 50mm.

Sinh học, sinh thái:

Giống Eurema bay chậm và thấp, sát các bụi cỏ, rất thường gặp, đôi khi với số lượng lớn. Phổ biến khắp nơi. Sâu ăn lá các loại cây thuộc họ Đậu Fabaceae. Eurema hecabe cũng được quan sát thấy đẻ trứng trên cả cây mắc cỡ (Mimosa spp.). Bướm này xuất hiện quanh năm ở khu vực trống trải và vùng cao. Bướm cái gặp nhiều hơn còn bướm đực thường tập trung với số lượng lớn ở những nơi ẩm thấp rỉ nước. Cây thức ăn cho sâu non là Keo dậu đầu, Sóng đắng và Bồ kết tây; Bồ cu vẽ thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae và cả một số cây họ Bứa Clusiaceae, Táo ta và Đậu Fabaceae.

Phân bố:

Phân bố ở các vùng nhiệt đới châu Phi, Trung Đông, Xrilanca, Ấn Độ; phía Đông ngang qua Trung Quốc đến Nhật Bản, phía Nam, Philippin, Đông Phương và bán đảo Malaysia đến New Ghine và Australlia. Đây là loài phổ biến nhất ở Việt Nam. Phân bố ở độ cao dưới 1.200m trong các khu nông nghiệp, trảng cây bụi và còn sống trong các khu rừng thứ sinh ở độ cao dưới 700m.

 

Mô tả loài: Vũ Văn Liên – Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bướm cánh vàng viền đen

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này