Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU CÔN TRÙNG RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bướm phượng đuôi kiếm răng tù
Tên Latin: Teinopalpus imperalis
Họ: Bướm phượng Papilionidae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera 
Lớp (nhóm): Bướm ngày  
       
 Hình: Vũ văn Liên  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BƯỚM PHƯỢNG ĐUÔI KIẾM RĂNG TÙ

BƯỚM PHƯỢNG ĐUÔI KIẾM RĂNG TÙ

Teinopalpus imperialis Hope, 1842

Teinopalpus imperialis Rotschild, 1898

Teinopalpus imperialis (con cái) Hope, 1842.

Họ: Bướm phượng Papilionidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Loài lưỡng hình ở hình dạng và kích cỡ cánh sau. Con đực có một đuôi dài ở mạch cánh thứ 4. Con cái có hai đuôi dài ở mạch cánh thứ 4 và 6, ba đuôi ngắn ở mạch cánh thứ 2, 3 và 5. Con cái màu xám hơn với đốm màu vàng ở nửa phần dưới cánh sau. Con đực nhỏ hơn con cái. Loài này giống với loài Teinopalpus aureus, chỉ khác là có đốm màu vàng chanh chiếm khoảng 1/2 buồng giữa của cánh sau con đực. Đường ở giữa cánh sau con cái hướng vào nách cánh.

Sinh học, sinh thái:

Con đực thường bay trên đỉnh hoặc giông núi ở độ cao trên 2000m. Thời gian hoạt động từ 7h30 tới trưa. Con đực thường bay đến nơi ẩm ướt và hút ẩm ở lá cây. Khi trời đầy mây, chúng ngừng tất cả các hoạt động. Con cái cũng thấy bay trên đỉnh núi, có lẽ để tìm kiếm con đực. Con cái bay cả trong những ngày trời nắng, mưa và cũng thích ánh nắng mặt trời. Kiểu bay nhanh và nhẹ, chúng rất ít khi viếng thăm hoa và nơi ẩm ướt (Haribal, 1992). Ở Ngọc Linh, các cá thể cái thu được tại thượng nguồn suối trong rừng ở độ cao 1700m. Theo Igarashi (1987) con cái đẻ trứng ở mặt trên lá loài Magnolia campbelli (Magnoleaceae). Ấu trùng thường ăn lá non. Mặc dù trứng được đẻ trên lá trưởng thành, ấu trùng vẫn di chuyển đến lá non để ăn. ấu trùng ở mặt trên của lá và khi không ăn chúng nghỉ trên lá, phần được quận lại bằng tơ để tránh ánh nắng trực xạ của mặt trời. Thời gian của giai đoạn ấu trùng khoảng 50 ngày.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Vườn quốc gia Hoàng Liên), Cao Bằng (Khu bảo tồn Pioac), Vĩnh Phúc (Vườn quốc gia Tam Đảo), Kontum (Khu bảo tồn Ngọc Linh).

Thế giới: Nêpan, Đông Bắc Ấn Độ (Sikkim, Assam), Mianma, Tây Nam Trung Quốc, Bắc Thái Lan, Lào.

Giá trị:

Loài hiếm và là hợp phần của quần xã bướm núi. Loài chỉ thị cho sự duy trì môi trường sống rừng nhiệt đới.

Tình trạng:

Còn thiếu thông tin về mức độ phong phú của các quần thể. Chịu tác động của việc phá rừng và thu bắt, buôn bán mẫu vật. Các nhân tố đe doạ giảm bớt tại các khu bảo vệ và vùng núi cao.

Phân hạng: VU A1c,d B1+2b.

Biện pháp bảo vệ:

Quan trọng nhất là bảo vệ nơi ở tại các vùng núi cao, cấm việc chặt phá rừng và các hoạt động thu bắt.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bướm phượng đuôi kiếm răng tù

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này