Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU CÔN TRÙNG RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Kẹp kìm grandis
Tên Latin: Dorcus grandis
Họ: Kẹp kìm Lucanidae
Bộ: Cánh cứng Coleoptera 
Lớp (nhóm): Bọ cánh cứng  
       
 Hình: Nagai Shinni  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

KẸP KÌM GRANDIS

Dorcus grandis Didier, 1926

Họ: Kẹp kìm Lucanidae

Bộ: Cánh cứng Coleoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Năm 1962 loài Dorcus grandis này đã được ghi nhận là loài mới. Nhưng trong một thời gian dài chúng vẫn còn bị nghi ngờ vì chưa có mẫu vật cụ thể. Gần đây nó được phát hiện lại ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Được coi như là loài mới rất gần với loài Dorcus antaeus. Đây là loài được xem là giống nhau nhất với Dorcus antaeus trong những loài kẹp kìm thuộc chi Dorcus và rất được những nhà nghiên cứu và sưu tầm bọ cánh cứng chú ý bởi kích thước rất lớn của chúng. Một số mẫu vật đã được thu thập có chiều dài trên 9cm. Đây là loài hiếm và rất khó bắt được chúng.

Sinh học, sinh thái:

Đã được thu thập và nghiên cứu từ phía Lào và Việt Nam. Tại Xieng Khouang của Lào trên những loài thực vật được người dân địa phương gọi là Tonke. Ở Việt Nam chúng được thu thập trên những cây cây cổ thụ phân bố ở vườn quốc gia Tam Đảo và rất dễ nhầm loài này với loài Bọ cánh cứng lớn của Đài loan.

Phân bố:

Trong nước: Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai),

Thế giới: Bắc Thái Lan, Lào.

Tình trạng:

Do loài côn trùng này có giá trị cao nên trở thành hàng hoá và được buôn bán mạnh trên thị trường quốc tế. Vì vậy, mẫu vật thuộc loài này đã và đang bị thu bắt nhiều. Số lượng cá thể của loài này bị suy giảm nhanh chóng và trở nên ít gặp.

Biện pháp bảo vệ:

Loài cánh cứng có kích thước lớn có giá trị rất cao về mọi mặt: khoa học, thẩm mỹ, thương mại. Trước mắt cần cấm bắt loài côn trùng này để buôn bán.Mặc dù đã được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên nhưng cần hạn chế việc thu bắt, khai thác sinh cảnh sống của chúng.

 

Tài liệu dẫn: Những loài cánh cứng trên thế giới - Nagai Shinni - trang 86.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Kẹp kìm grandis

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này