Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU CÔN TRÙNG RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bướm đuôi chim
Tên Latin: Graphium agamemnon
Họ: Bướm phượng Papilionidae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera 
Lớp (nhóm): Bướm ngày  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
   

BƯỚM ĐUÔI CHIM

Graphium agamemnon (Linnaeus, 1758)

Papilio agamemnon Linnaeus, 1758

Họ: Bướm phượng Papilionidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Là loài bướm màu nền đen với các dải và đốm xanh lục. Mặt trên: cánh trước con đực có một dãy các chấm chạy dọc theo mép trên lưng của cánh; một dãy chấm khác ở vùng trung tâm, dãy thứ 3 được tạo thành bởi 5 chấm chấm kép; một dãy chấm khác ở vùng đĩa cánh và một dãy chấm nữa chạy dọc theo mép cánh; ở vùng gốc cánh có những chấm đơn nằm ngang. Trên cánh sau có một chấm dài chạy từ gốc cánh xuống đến đoạn giữa mép bụng cánh, ngắt quãng tại đó rồi lại tiếp tục kéo dài đến gần cuối mép bụng cánh; còn có một dãy các chấm ở đĩa cánh và dãy các chấm chạy theo mép cánh. Bụng có màu đen.

Mặt dưới: màu nâu chiếm ưu thế hơn màu đen làm màu nền. Đặc biệt một vài chỗ ở phía đuôi cánh trước và những chấm ở vùng gốc cánh sau nhập lại với nhau có màu hồng. Các chấm ở cánh trước tương tự như ở mặt trên nhưng mờ nhạt hơn - cánh sau có một chấm ở gốc cánh màu hồng, ở vùng 6 và 7 và cả ở nơi bắt đầu của đuôi cánh có các đốm màu đen viền bằng màu đỏ. Ngực và bụng có màu đỏ. Rất dễ nhận diện vì loài này có màu sắc và hình thái bên ngoài khác hẳn với các loài khác thuộc giống Graphium. Bướm cái và bướm đực giống nhau nhưng bướm cái hơi lớn hơn và có các dải đuôi kéo dài hơn. Sải cánh: 90-120mm.

Sinh học, sinh thái:

Rất phổ biến, cả trong rừng lần thành thị. Thường gặp với số lượng lớn ven suối, vùng nước trong rừng. Sâu của giống Graphium ăn lá các loại cây thuộc họ Na (Annonaceae). Sâu non màu nâu, sâu lớn màu xanh. Nhộng ngụy trang dạng lá cây. Bướm thường gặp ở vùng làng quê, trong vườn, công viên và những khu vực trống trong thành phố gần thảm thực vật thứ sinh. Bướm cái đẻ trứng trên các cây thuộc chi Bướm cái đẻ trứng trên các cây thuộc chi Hoa giẻ, và chi Nhọc Polyalthia sp. thuộc họ Na Annonaceae và một số cây thuộc chi Giổi họ Ngọc lan Magnoliaceae.

Phân bố:

Phân bố rất rộng từ Ấn Độ đến Trung Quốc qua quần đảo San-đa đến Australia và quần đảo Salomon. Một trong những loài bướm phổ biến nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Phân bố ở mọi độ cao, chủ yếu ở các trảng cỏ và ít hơn ở các vùng nông nghiệp.

Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:

Là loài bướm có màu sắc đẹp và không lẫn với các loài bướm khác. Có thể nhân nuôi loài này để lấy cánh bướm ghép lên các bức tranh như tranh đông hồ… tuy loài phân bố rộng nhưng có số lượng cá thể thấp nên vẫn cần bảo vệ và hạn chế thu bắt chúng.


Mô tả loài
: Vũ Văn Liên - Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam. Phùng Mỹ Trung - WebAdmin

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bướm đuôi chim

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này