Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU CÔN TRÙNG RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bướm khế
Tên Latin: Attacus atlas
Họ: Bướm ma Saturniidae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera 
Lớp (nhóm): Bướm đêm  
       
 Hình: Phùng Nguyễn Trí Lâm  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BƯỚM KHẾ

BƯỚM KHẾ

Attacus atlas (Linnaeus 1758)

Phalaena atlas Linnaeus, 1758

Phalaena vitrea Perry, 1811

Họ: bướm ma Saturniidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Bướm khế là loại bướm đêm có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới. Bướm đực rất dễ phân biệt với bướm cái bởi anten dạng lược kép, ấu trùng to đạt tới 80 mm, màu nâu tối, với nhiều điểm nâu đen trên thân ấu trùng. Mặt lưng của ấu trùng với nhiều hàng lông ứng dạng gai màu xanh thẫm ở gần hậu môn của ấu trùng có một vệt, màu xanh tím.

Sinh học, sinh thái:

Loài bướm có vòng đời biến thái hoàn toàn này sống cả ở rừng và vườn cây ăn quả của miền núi cũng như vùng đồng bằng, ở ngoại thành Hà Nội (Văn Điển) có người đã gặp bướm vào nhà. Một số người mê tín khi gặp bướm vào nhà, sợ, cho là điềm gở. Bướm rất thích ánh sáng, nếu ban đêm một số nhà có đèn sáng bướm có thể bay vào. Tuy vậy chỉ vào nhà rất hãn hữu vì số lượng bướm ở vườn còn rất ít, ấu trùng ăn nhiều loại cây, cả cây rừng và cây ăn quả, vì dụ như cây: Ailanthus glandulosa Berberis sp...vv. Có con cái của loài bướm này chứa trong bụng tới 290 quả trứng (Mẫu thu được tại Hát Lót - Sơn La), đôi khi giai đoạn nhộng có thể kéo dài tới 1,5 năm.

Phân bố:

Việt Nam: ở khắp vùng rừng núi và đồng bằng, Đây là loài bướm đẹp thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera được đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Thế giới: Trung Quốc (Quảng Tây), từ Ấn Độ đến Đông nam Á.

Giá trị sử dụng:

Tuy bướm có xuất hiện trong vườn nhưng chưa có trường hợp nào báo cáo là chúng gây hại. Theo Barlow (1982) có thấy ấu trùng ăn cây Hoàng liên Berberis sp., một cây thuốc qúy nên cần theo dõi tiếp và trong quá trình nuôi sâu non ký chú trên Cây ổi - Psidium guajava. Bướm khế là loài bướm đêm lớn nhất trong các loại bướm của vùng Đông nam Á, đẹp và rất được ưa thích trong các bộ sưu tập.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Bướm khế ngày càng hiếm do môi trường thay đổi và phun thuốc trừ sâu. Mức đe dọa: Bậc R. Cần hạn chế dùng thuốc trừ sâu ở các vườn. Không săn bắt bướm .

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2000 - phần động vật - trang 393.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bướm khế

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này