Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Lệ dương
Tên Latin: Aeginetia indica
Họ: Lệ dương Orobanchaceae
Bộ: Hoa môi Lamiales 
Lớp (nhóm): Cây hoại sinh  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    LỆ DƯƠNG

LỆ DƯƠNG

Aeginetia indica L., 1753

Orobanche indica Buch. - Ham. ex Roxb., 1832

Họ: Lệ dương Orobanchaceae

Bộ: Hoa môi Lamiales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thân thảo, thân thường rất ngắn, dạng thân rễ, cao 3 - 4 cm. Lá tiêu giảm thành dạng vảy, lẫn với màu đất. Hoa hình ống, gồm 1 - 3 hoa, cuống dài 8 - 20 cm. Đài hoa dạng mo, màu nâu vàng, có các sọc đỏ tía. Tràng hoa màu hồng tím, phần ống dài 1,5 - 2,5 cm; miệng ống hơi xoè ra với 5 thuỳ tròn, nông, trong đó có 2 thuỳ liền nhau trên cùng 1 mảnh. Nhị 4, đính ở chỗ hẹp trong ống hoa. Bầu hình thoi có vòi nhuỵ cao hơn nhị. Quả nang, 2 mảnh, nằm trong đài tồn tại. Hạt rất nhỏ, nhiều, màu vàng ngà.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 9 - 10, quả tháng 10 - 12. Nhân giống tự nhiên bằng hạt. Cây ưa ẩm, ưa sáng; thường ký sinh trên rễ một số loài cây thuộc họ Hoà thảo (Poaceae) hoặc họ Gừng (Zingiberaceae), ở nương rẫy, trên đồi hay trong các trảng cỏ, trong vùng rừng núi đá vôi, ở độ cao từ 1000 - 1600 m.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Sapa: Sa Pả, Bản Khoang; Bát Xát: Dền Sáng), Hà Giang (Yên Minh: Lao và Chải), Gia Lai (Kon Ch’Rò) và Kontum (Chư mom Ray). Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Vườn quốc gia Phước Bình

Nước ngoài: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaysia.

Giá trị:

Loài hiếm và có dạng sống đặc biệt. Cả cây và hoa dùng làm thuốc tiêu độc, chữa mụn nhọt, cảm sốt, viêm họng và chữa rắn cắn.

Tình trạng:

Thường vô tình bị tàn phá trong quá trình canh tác nương rẫy và mở mang giao thông. Hiện tại, điểm phân bố ở gần trạm máy kéo cũ của Sapa đã bị mất do làm nhà ở. Tổng diện tích nơi sống ở các điểm còn lại không quá 2.000 km2.

Phân hạng: VU B1+2b,c.

Biện pháp bảo vệ:

Cần có kế hoạch khảo sát lại điểm phân bố thuộc xã Bản Khoang (Saapa), xác định chỗ có cây mọc tập trung nhất để theo dõi nghiên cứu thêm về sinh học và về khả năng gây trồng, bảo tồn ngoại vi (Ex situ). Tuy nhiên loài cũng có thể được bảo vệ tại Vườn quốc gia Chư mom Ray.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 303.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Lệ dương

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này