Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Sâm bổ chính
Tên Latin: Abelmoschus rhodopetalus
Họ: Bông Malvaceae
Bộ: Bông Malvales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SÂM BỔ CHÍNH

SÂM BỔ CHÍNH

Abelmoschus rhodopetalus F.Muell., 1861

Hibiscus rhodopetalus (F.Muell.) F.Muell. ex Benth., 1863

Abelmoschus brevicapsulatus (Hochr.) Hochr., 1924

Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr., 1924

Họ: Bông Malvaceae

Bộ: Bông Malvales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thân gỗ nhỏ, cao tới 50 cm. Rễ mập thành củ, lá mọc so le, có cuống dài, mép khía răng. Lá ở gốc không xẻ, lá ở giữa thân và ngọn xẻ 5 thùy sâu. Hoa to, Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Cuống hoa dài khoảng 5 - 8 cm, có phủ một lớp lông cứng. Đài hoa có 7 - 10 tràng hẹp dài với lông tua tủa, chiều dài khoảng 12 - 14 mm, hoa 5 cánh dài, hình nêm, có chiều dài khoảng 3 - 6 cm. Quả nang, hình trứng nhọn, khi chín nứt thành 5 mảnh. Hạt nhiều, màu nâu. Toàn cây có lông. Rễ có hình trụ, màu trắng hay vàng nhạt, nhiều rễ có hình người trông rất giống nhân sâm, nên nhiều người còn đây gọi là củ sâm bố chính.

Sinh học, sinh thái:

mọc hoang ở nhiều địa phương của nước ta như vùng núi ở một vài tỉnh ở phía Bắc. Hiện nay đã di thực và được trồng ở nhiều địa phương. Cây ưa sáng, ưa đất tốt, nhiều mùn, ẩm, ít chịu hạn. Mùa hoa quả: tháng 5 - 9.

Phân bố:

Trong nước: Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở nhiều nơi như Đồng Nai, Lâm Đồng, Đắc Lắc. Hiện đang được trồng lấy củ làm thuốc.

Nước ngoài: Campuchia, Trung Quốc, Hải Nam, Ấn Độ, Jawa, Lào, Malaya, Myanmar, New Guinea, Philippines, Queensland, Thái Lan.

Công dụng:

Rễ sâm bố chính có có chứa 35 - 45% chất nhầy, khoảng 15% tinh bột, 4% lipid (gồm acid myristic, acid oleic, acid linoleic, acid linolenic, acid stearic, acid palmitic). Hàm lượng protein toàn phần là 0,23% và protid là 1,26%. Cây có lượng acid amin dồi dào như: alanin, leucin, tyrosin, prolin, phenylalanin và rất nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể như natri, magie, canxi, sắt, đồng, kẽm, phospho. Gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện trong sâm bố chính còn có một số hoạt chất có tác dụng trên tế bào ung thư, đặc biệt là hợp chất Acyl hibiscone B- một hợp chất có tính độc tế bào, kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể. Chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, trẻ em cam mồm, gầy còm chậm lớn, sốt và ho dai dẳng, viêm họng, viêm phế quản, kinh nguyệt không đều, đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt, khí hư. Ngày 10 - 20g dạng thuốc sắc, bột hoặc rượu uống.

Tài liệu dẫn: Cây thuốc Việt Nam - Viện dược liệu - trang 221.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Sâm bổ chính

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này