Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Hoàng đàn
Tên Latin: Cupressus torulosa
Họ: Hoàng đàn Cupressaceae
Bộ: Hoàng đàn Cupressales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    HOÀNG ĐÀN

HOÀNG ĐÀN

Cupressus torulosa D. Don, 1825.

Cupressus tonkinensis Silba, 1994.

Họ: Hoàng đàn Cupressaceae

Bộ: Hoàng đàn Cupressales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ nhỡ, thường xanh, cao 15 - 20 m, đường kính thân 40 - 60 cm, vỏ màu nâu, nứt dọc. Cành non hình trụ hay bốn góc, chia nhánh trên cùng một mặt phẳng, tán lá hình tháp. Lá hình vẩy, xếp thành 4 dãy xít nhau trên cành, tù ở đỉnh, mặt lưng có tuyến nhựa dài tạo thành rãnh hơi rõ. Nón đơn tính cùng gốc; nón đực hình trụ thuôn dài 5 - 6 mm mang 8 - 12 cặp nhị; nón cái gần hình cầu hoặc hình trứng, dài 1,5 - 2 cm, gồm 6 - 8 hoặc hãn hữu tới 14 vảy hình khiên, rốn vẩy lồi hoặc phẳng có mũi nhọn ít nhiều uốn cong. Mỗi vẩy mang 6 - 8 hạt; hạt gần hình cầu, dẹt, đôi khi hình tam giác, thường rộng và có mũi nhọn ở đỉnh, có tuyến nhựa hơi rõ ở mặt trong và một cánh mỏng bao quanh.

Sinh học và sinh thái:

Nón xuất hiên tháng 4, hạt chín vào tháng 7 - 10. Cây sinh trưởng chậm, khả năng tái sinh từ hạt kém. Mọc rải rác trong rừng cây lá rộng thường xanh trên núi đá vôi, ở độ cao 300 - 700 m.

Phân bố:

Trong nước: Tuyên Quang (Na Hang), Cao Bằng (Thạch An), Lạng Sơn (Hữu Lũng: Khu BTTN Hữu Liên, Đồng Mỏ, Bắc Sơn).

­­Thế giới: Ấn Độ, Nêpan, Trung Quốc.

Giá trị:

Nguồn gen quí và hiếm gặp ở Việt Nam. Gỗ tốt có thớ mịn, không bị mối mọt, có mùi thơm dịu, dùng trong xây dựng, đóng đồ gỗ cao cấp, làm hàng mỹ nghệ và chế biến hương trầm.

Tình trạng:

Loài có nguy cơ tuyệt chủng ngoài thiên nhiên do trước đây bị khai thác ồ ạt vì mục đích thương mại và sử dụng làm hương. Hiện tại, theo các thông tin thu được ở khu Bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên thì loài này còn rất ít, thỉnh thoảng trên núi đá vôi chỉ còn cây nhỏ hoặc ít cây to ở những nơi hiểm trở.

Phân hạng: CR A1a,d.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "đang nguy cấp" (E) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích th­­­ư­ơng mại. Cần bảo vệ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên. Nghiên cứu các cơ sở khoa học để có thể nhân giống bằng gieo hạt, giâm cành phục vụ cho việc trồng đại trà tại các vùng sinh thái núi đá vôi thích hợp.

  

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 493.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Hoàng đàn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này