Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Gõ lau
Tên Latin: Sindora tonkinensis
Họ: Đậu Fabaceae
Bộ: Đậu Fabales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Đỗ xuân Cẩm  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    GÕ LAU

GÕ LAU

Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. S. Larsen., 1980

Họ: Đậu Fabaceae

Bộ: Đậu Fabales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ lớn, rụng lá vào mùa đông, cao 20 - 25 m, đường kính thân 0,6 - 0,8 m. Lá kép lông chim một lần chẵn, dài 10 - 16 cm, với 3 - 5 đôi lá chét; lá chét hình bầu dục - ngọn giáo, dài 6 - 12 cm, rộng 3,5 - 6 cm, chóp lá nhọn, gốc lá tù hay tròn, nhẵn ở cả hai mặt, cuống lá chét dài 4 - 5 mm. Cụm hoa hình chuỳ ở đỉnh cành, dài 10 - 15 cm, có lông nhung màu hung vàng. Lá bắc hình tam giác, dài 5 - 10 mm. Đài có lông nhung ở phía ngoài. Cánh hoa 1 ( - 3 ) nạc, dài khoảng 7 - 8 mm, có lông bên ngoài. Nhị 10. Bầu có cuống ngắn, phủ lông nhung, vòi cong, dài 10 - 15 mm; núm nhuỵ hình đầu. Quả đậu, gần tròn hay hình bầu dục dài 7cm, rộng 4 cm, có một mỏ thẳng, không có gai phía ngoài. Hạt thường 1, đôi khi 2 - 3 hạt.

Sinh học, sinh thái:

Mùa ra hoa tháng 3 - 5, quả chín tháng 7 - 9. Tái sinh bằng hạt. Cây mọc rải rác trong rừng, ở độ cao đến 600 m, trên đất tốt, dày và thoát nước.

Phân bố:

Trong nước: Quảng Ninh (Uông Bí), Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An (Quỳ Châu, Nghĩa Đàn), Hà Tĩnh (Kỳ Anh), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Hương Điền), Đà Nẵng, Kontum, Gia Lai, Khánh Hoà.

Nước ngoài: Campuchia.

Giá trị:

Loài cho gỗ tốt, màu nâu thẫm, không bị mối mọt, được dùng đóng đồ dùng cao cấp trong gia đình và cũng được dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền. Vỏ chứa nhiều tanin. Hoa là nguồn mật cho ong.

Tình trạng:

Do gỗ quí, tốt nên bị săn lùng và khai thác mạnh, số lượng cá thể trưởng thành bị giảm sút nhanh và trở nên khan hiếm. Mặc dù khu phân bố rộng nhưng bị chia cắt, đồng thời bị khai thác, chặt phá rừng nên nơi cư trú bị xâm hại.

Phân hạng: EN A1a,c,d+2d.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "sẽ nguy cấp" (Bậc V) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Cần được bảo vệ nghiêm ngặt vì loài cũng là đối tượng bị khai thác. Có thể thực hiện theo phương thức khai thác có chọn lựa để lại cây giống và tiến hành trồng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 150.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Gõ lau

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này