Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cói tơ nhiều bông
Tên Latin: Eriophorum comosum
Họ: Cói Cyperaceae
Bộ: Cói Cyperales 
Lớp (nhóm): Cây thân rỗng  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÓI TƠ NHIỀU BÔNG

CÓI TƠ NHIỀU BÔNG

Eriophorum comosum Nees, 1834

Họ: Cói Cyperaceae

Bộ: Cói Cyperales

Đặc điểm nhận dạng:

Thân cao 10 - 50 cm. Lá dài hơn thân, bẹ màu nâu thẫm. Cụm hoa hình tán giả, dài 10 - 40 cm; bông chét rất nhiều (hàng trăm), hình bầu dục, dài 6 - 8 mm, rộng 2 - 2,5 mm, nhiều hoa; vẩy hình mũi mác, dàI 2 - 2,5 mm, rộng 0,8 - 1 mm, có mũi nhọn, màu đỏ nâu. Mảnh bao hoa hình tơ với số lượng rất nhiều, phát triển rất dài khi hoa nở. Quả hình bầu dục, 3 cạnh, dài bằng 1/2 - 2/3 vảy, màu nâu thẫm.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa quả tháng 4 - 9. Mọc rải rác ở vùng núi, trong rừng, trảng cỏ, nơi ẩm ướt.

Phân bố:

Trong nước: Hoà Bình (Đà Bắc: Chợ Bờ).

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia.

Giá trị:

Nguồn gen hiếm. Có thể dùng các chùm lông tơ ở quả làm sợi dệt như bông.

Tình trạng:

Nơi phân bố rất hẹp, bị đe doạ do tác động của nạn phá rừng.

Phân hạng: VU A1a

Biện pháp bảo vệ:

Loài đang được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "bị đe doạ" (Bậc T). Bảo vệ tại điểm phân bố. Hạn chế tác động đe doạ của môi trường.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 395.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cói tơ nhiều bông

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này