Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Củ mài gừng
Tên Latin: Dioscorea zingiberensis
Họ: Củ nâu Dioscoreaceae
Bộ: Củ nâu Dioscoreales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CỦ MÀI GỪNG

CỦ MÀI GỪNG

Dioscorea zingiberensis Wright, 1903.

Họ: Củ nâu Dioscoreaceae

Bộ: Củ nâu Dioscoreales

Đặc điểm nhận dạng:

Dây leo bằng thân quấn về bên trái, dài 1,5 - 3m, đường kính thân leo 0,2 - 0,3 cm. Thân rễ nằm ngang, phân nhánh, cắt ra thấy màu vàng nâu nhạt; có nhiều rễ chùm, cứng. Lá mọc so le, có cuống 1,5 - 3 cm, gốc cuống lá có 2 gai nhỏ. Phiến lá hình tim hay tam giác nhọn đầu, 3 - 8 x 2,5 - 3,5 cm, màu xanh lục, mỏng và dai; gân chính gồm từ 5 - 7 cái. Hoa đơn tính khác gốc, cụm hoa hình bông, mọc ở kẽ lá. Hoa đực không cuống, bao hoa dạng ống gắn, phía trên xẻ 6 thuỳ; 6 nhị. Hoa cái nhỏ, không cuống; lá bắc hình tam giác, nhỏ; bao hoa có 6 cánh rời nhau, hình tam giác nhọn; bầu 3 ngăn. Quả nang gồm 3 cánh, màu nâu; 3 hạt, có cánh mỏng.

Sinh học và sinh thái:

Mùa hoa tháng 5 - 6, quả tháng 7 - 9. Nhân giống tự nhiên chủ yếu từ hạt, tuy nhiên lượng cây con gặp trong tự nhiên không nhiều. Phần thân leo thường lụi hàng năm vào mùa đông, mọc chồi thân từ thân rễ vào tháng 3. Cây ưa sáng hay chịu bóng; thường mọc leo lên các cây bụi nhỏ ở ven rừng, bờ nương rẫy, nhất là dọc theo hành lang ven suối hay thượng nguồn sông, ở độ cao từ 500 - 700 m.

Phân bố:

Trong nước: Quảng Nam (Trà My: Trà Giác), Quảng Ngãi, Bình Định (Vĩnh Thạnh: Vĩnh Kim, An Lão: An Toàn), Lâm Đồng (Bảo Lộc: Lộc Ngãi, Lâm Hà: Hòn Nga; Đơn Dương).

Thế giới: Trung Quốc.

Giá trị:

Nguồn gen tương đối hiếm ở Việt Nam. Thân rễ có hàm lượng Diosgemin cao, dùng làm nguyên liệu bán tổng hợp thuốc chống viêm, hoóc môn sinh dục và thuốc tránh thụ thai. Thân rễ tươi còn dùng để duốc cá (chú ý thân rễ độc, không ăn được).

Tình trạng:

Môi trường sống bị xâm hại, thu hẹp vùng phân bố do nạn phá rừng làm nương rẫy (ở Lộc Ngãi, tỉnh Lâm Đồng). Đ• bị khai thác để duốc cá (Vĩnh Kim - Bình Định).

Phân hạng: VU A1c,d, B1+2b,c.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đang được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Cần có kế hoạch điều tra cụ thể để xác định nơi còn cây phân bố tương đối tập trung, lên kế hoạch bảo vệ. Cấm việc khai thác để duốc cá. Thu thập trồng bảo tồn ngoại vi (Ex situ), mặt khác cần nghiên cứu phát triển trồng, lấy nguyên liệu cho công nghiệp dược.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 401.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Củ mài gừng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này