Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo ý thảo
Tên Latin: Dendrobium gratiosissimum
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales 
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

LAN Ý THẢO

Dendrobium gratiosissimum Reichenb. f. 1865

Họ: Phong lan Orchidaceae

Bộ: Phong lan Orchidales

Mô tả:

Lan sống phụ sinh. Thân dài 25 - 40cm, đường kính 0,5 - 0,7cm, thõng xuống, gióng dài 2,5 - 2,7cm. Lá hình mác, xếp hai dãy, dài 8 - 10cm, rộng 1,2 -1,8cm, ở đầu 2 thùy lệch. Cụm hoa bên, 1 - 3 hoa, mọc ở phần trên của thân không còn lá.

Lá bắc hình mác, dài 0,5cm, đầu tù. Hoa màu tím nhạt, đường kính 3 - 4cm. Lá đài hình mác, dài 2,3 - 2,5cm, rộng 0,6 - 0,8cm, đầu hơi nhọn. Cằm dài 0,5cm, có đầu tù. Cánh hoa hình mác, dài 2,4 - 2,5cm, rộng 1 - 1,2cm, đầu tù.

Cánh môi gần tròn, dài 2,5 - 2,7cm, rộng 2,1 - 2,3cm, gốc hơi thót và có các vạch chéo màu tím, ở giữa có một đốm màu vàng. Trụ màu trắng, cao 0,3 - 0,4cm. Nắp hình mũ cao, màu trắng, bề mặt phủ nhú mịn. Bầu dài 2,8 - 3,5cm.

Sinh học:

Mùa hoa tháng 1 - 3. Tái sinh bằng hạt và chồi.

Nơi sống và sinh thái:

Sống bám trên thân và cành cây gỗ trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao khoảng 1500 m.

Phân bố:

Việt Nam: Quảng Trị (Hướng Hóa: Lao Bảo), Kontum (Đắc Tô: Đắc Uy), Gia Lai (Chư Pah: Gia Lu), Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc).

Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào.

Giá trị:

Loài có dáng cây và hoa đẹp, có thể trồng làm cảnh.

Tình trạng:

Loài hiếm. Loài phân bố không hẹp nhưng số lượng cá thể rất ít. Mức độ đe dọa: Bậc R.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Là đối tượng bảo vệ trong thiên nhiên của khu rừng cấm Đắc Uy, Gia Lu và Đà Lạt. Cần gấp rút thu thập cây sống đem về trồng trong vườn thực vật để giữ nguốn gen và nhân giống làm cảnh.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 329.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Lan hoàng thảo ý thảo

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này