Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Lan thanh đạm
Tên Latin: Coelogyne eberhardtii
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales 
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh  
       
 Hình: Tô Văn Quang  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    LAN THANH ĐẠM MỘT HOA

LAN THANH ĐẠM MỘT HOA

Coelogyne eberhardtii Gagnep. 1930.

Họ: Phong lan Orchidaceae

Bộ: Phong lan Orchidales

Đặc điểm nhận dạng:

Lan phụ sinh trên cây gỗ, bọng hình trụ, đỉnh mang 2 lá hình mác ngược - thuôn, đỉnh nhọn, gốc thót, dài 12 - 16 cm, rộng 2,5 cm, có 5 gân dọc. Cụm hoa một hoa, cuống cụm dài 2 cm. Hoa màu trắng với các vằn nâu. Lá đài giữa thuôn nhọn, dài 4,6 cm, rộng 1,3, có 7 gân vấn hợp; lá đài bên hình liềm, dài 4,8 cm, rộng 1,3 cm, có 7 gân vấn hợp. Cánh hoa hình dải, dài 4,7 cm, rộng 0,5 cm, có 5 gân, đỉnh nhọn. Môi hình trứng thuôn, dài 4 cm, rộng 2,5 cm, chia 3 thùy; hai thùy bên hình trứng, không xòe ra, phần tự do dài 0,8 cm, rộng 0,7 cm; thùy giữa hình trứng, đỉnh tròn; bề mặt môi có 3 đường sống chạy dọc gồm nhiều nhú nạc ở trên. Cột cao 2 cm.

Sinh học và sinh thái:

Tái sinh bằng chồi và hạt. Bám trên các cây gỗ trong rừng thưa, rừng Thông, ở độ cao 1400 - 2150 m.

Phân bố:

Trong nước: Mới thấy ở Lâm Đồng (Đà Lạt, Lang Bian, Bì Đúp, Klang - Yang).

Thế giới: Chưa biết.

Giá trị:

Loài đặc hữu của Việt Nam. Dùng làm cảnh vì có dáng cây và hoa to, đẹp, màu trắng có sọc nâu.

Tình trạng:

Loài có nơi cư trú và khu phân bố hẹp. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do bị khai thác nhiều vì có hoa đẹp để làm cảnh và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.

Phân hạng: EN B1+2e+3d.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu vực bảo tồn chăm sóc.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 417.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Lan thanh đạm

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này