Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Giổi thơm
Tên Latin: Tsoongiodendron odorum
Họ: Ngọc lan Magnoliaceae
Bộ: Ngọc lan Magnoliales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    GIỔI THƠM

GIỔI THƠM

Tsoongiodendron odorum Chun, 1963.

Họ: Ngọc lan Magnoliaceae

Bộ: Ngọc lan Magnoliales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ lớn, cao 20 - 25 m, đường kính 90 - 100 cm. Cành non, cuống lá và mặt dưới lá phủ lông màu gỉ sắt. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục dài, cỡ 8 - 15(17) x 3,5 - 6(7) cm, chóp lá tù, gốc lá hình nêm; gân bên khá rõ; cuống lá dài 1,5 - 2,5 cm, mang vết lá kèm kéo dài đến giữa cuống. Hoa lưỡng tính, rất thơm, màu đỏ tím, mọc đơn độc ở nách lá, ở trên cuống ngắn. Mảnh bao hoa 9, xếp thành 3 vòng, những chiếc của vòng ngoài to nhất, dài 17 - 20 mm. Nhị nhiều. Lá noãn 9 - 12. Quả gồm các đại dính nhau thành khối to, hình bầu dục rủ xuống, dài 10 - 18 cm (nặng tới 0,5 - 0,7 kg); mỗi đại chứa 3 - 11 hạt. Hạt hình trứng có 3 góc hay hình bầu dục dạng trứng, dài 14 - 16 mm, màu đỏ với cuống tồn tại.

Sinh học và sinh thái:

Ra hoa tháng 3 - 4, có quả tháng 10. Cây ưa bóng khi còn non và ưa sáng khi trưởng thành, mọc rải rác trong rừng nguyên sinh, nơi ẩm trên đất mầu mỡ, ở độ cao 300 - 1000 m.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Chiềng Lang), Sơn La (Xuân Nha), Yên Bái (Chiềng Ken), Lạng Sơn (Bắc Sơn: Vũ Lễ), Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An (Bù Kẹp, Quỳ Châu: Kẻ Kan, Quỳ Hợp), Hà Tĩnh.

Thế giới: Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam).

Giá trị:

Gỗ tốt, màu đen sẫm, vân thẳng, thớ mịn, mềm và nhẹ, ít bị mối mọt, khi khô ít nứt nẻ, dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng.

Tình trạng:

Ở nhiều điểm cư trú như Chiềng Lang, Chiềng Ken, Vũ Lễ, Bù Kẹp, Kẻ Kan, ... rừng đã bị chặt phá nghiêm trọng. Bản thân loài lại cho gỗ tốt nên cũng bị khai thác nhiều.

Phân hạng: VU A1c,d+2c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "sẽ nguy cấp" (Bậc V). Không chặt đốn những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố. Có thể tìm nguồn giống mang về trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 276.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Giổi thơm

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này