Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Chò nước
Tên Latin: Platanus kerrii
Họ: Chò nước Plantanaceae
Bộ: Sau sau Hamamelidales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Trịnh ngọc Bon  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CHÒ NƯỚC

CHÒ NƯỚC

Platanus kerrii Gagnep., 1939

Họ: Chò nước Piatanaceae

Bộ: Sau sau Hamamelidales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ to, thường xanh, cao 30 - 35 m, đường kính 1,5 m. Vỏ màu trắng xám, bong từng mảng. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục dài, dài 15 - 22 cm, rộng 5,5 - 7,5 cm, mép có răng nhỏ; cuống lá dài 1,5 - 2 cm. Hoa đơn tính. Cụm hoa đực dài 5 - 9 cm, phủ lông màu vàng nâu, mang 9 - 10 đầu; nhị dài 2 - 2,2 mm; bao phấn 4 ô. Cụm hoa cái dài 8 - 14 cm, mang 8 - 12 đầu; bầu trên, 1 ô; vòi nhuỵ dài 1,5 mm. Cụm quả dài 25 - 30 cm; quả hình tháp ngược, dài 2,5 - 3,3 mm, 3 - 4 cạnh, gốc có một túm lông.

Sinh học, sinh thái:

Tái sinh bằng hạt và chồi. Gặp trong rừng nơi ẩm, trên đất phù sa, đất dễ thoát nước nhưng chịu được cả úng ngập. Thường mọc ven sông suối, ở độ cao đến 300 m. Ra hoa tháng 2 - 3, quả chín tháng 6 - 8.

Phân bố:

Trong nước: Lai Châu (Mường Tè, Mường Lay), Lào Cai, Sơn La (Mường La, Sông Mã), Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn (Văn Lãng, Bắc Sơn), Bắc Kạn, Thái Nguyên, Nghệ An (Nghĩa Đàn, Thanh Chương), Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Nước ngoài: Lào.

Giá trị:

Nguồn gen độc đáo (cấu tạo của noãn và giải phẫu gỗ còn chứa những tính chất nguyên thuỷ). Gỗ ít bị mối mọt nhưng hay nứt nẻ, vênh, dùng trong xây dựng và đóng đồ mộc thông thường.

Tình trạng:

Mặc dù khu phân bố rộng nhưng bị chia cắt, cây mọc rải rác, lại bị đe doạ do phương thức canh tác và khai thác gỗ nên nơi cư trú bị xâm hại, cá thể trưởng thành suy giảm.

Phân hạng: VU B1+2e.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "bị đe doạ" (Bậc T). Bảo vệ loài trong tự nhiên. Đưa về trồng để giữ nguồn gen và chủ động tạo nguồn nguyên liệu. Điều tra thêm về tình trạng và khu phân bố.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 303.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Chò nước

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này