Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thiết tồn
Tên Latin: Myrsine semiserrata
Họ: Đơn nem Myrsinaceae
Bộ: Anh thảo Primulalales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ nhỏ  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THIẾT TỒN

THIẾT TỒN

Myrsine semiserrata Wall, 1824

Họ: Đơm nem Myrsinaceae

Bộ: Anh thảo Primunales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ nhỏ, cao 3 - 7(12) m. Cành non màu nâu nhạt, có cạnh, nhẵn hoặc có lông nhỏ thưa ở gần đầu cành. Lá hình bầu dục hoặc mác, cỡ 4 - 6(13) - 1 - 2,5(4) cm, phiến dày, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép khía răng cưa ở nửa trên, mặt dưới có điểm tuyến, gân bên nhiều, gần dính liền thành gân mép; cuống lá dài 0,5(1) cm hoặc ngắn hơn. Cụm hoa hình tán hoặc mọc thành cụm ở nách lá, gồm 3 - 7 hoa, lá bắc hình trứng, có lông quanh mép và điểm tuyến; cuống hoa dài 2 mm, nhẵn hoặc có lông rất nhỏ. Hoa mẫu 4. Lá đài hợp ngắn ở gốc, dài 1 mm, hình trứng hoặc tam giác, mặt ngoài có lông rất nhỏ, đầu nhọn, tù hoặc gần tròn, có điểm tuyến và lông mi quanh mép. Cánh hoa hình bầu dục, màu trắng hoặc vàng xanh, dài 2 - 2,5 mm, hợp ngắn ở gốc, có điểm tuyến và lông mi quanh mép. Nhị dài bằng cánh hoa, chỉ nhị ngắn đính ở trên ống tràng, bao phấn to hình thuôn. Bầu hình trứng, vòi hình trụ, múm dẹt, xẻ 2 - 3 thùy và xẻ sợi xung quanh. Quả hạch hình cầu, đường kính 4 - 5(7) mm, có điểm tuyến, màu hồng hoặc đen sẫm. Hạt 1.

Sinh học và sinh thái:

Mùa hoa tháng 2 - 4, có quả tháng 4 - 8 hoặc tháng 10 - 12. Tái sinh bằng hạt kém. Mọc rãi rác trong rừng lá rộng hoặc núi đá vôi, sườn núi, ven đường, bờ sông, suối, nơi có nhiều ánh nắng, ở độ cao 500 - 2700 m.

Phân bố:                                                                     

Trong nước: Hà Giang (Đồng Văn: Phó Bảng), Lạng Sơn (Lũng Cẩm).

Thế giới: Ấn Độ, Nêpan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan.

Giá trị:

Quả và lá có nhiều tanin dùng để thuộc da, quả làm thuốc sát trùng. Hạt ép dầu dùng trong công nghiệp.

Tình trạng:

Loài sẽ nguy cấp, chỉ tồn tại vài điểm, nhưng số lượng cá thể không nhiều do tái sinh hạt kém.

Phân hạng: VU A1a,c.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (Bậc R). Là đối tượng bảo vệ của khu rừng cấm trên núi đá vôi ở Phó Bảng. Có thể điều tra thêm nơi cư trú và khu phân bố.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 293.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thiết tồn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này