Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Đại cán việt
Tên Latin: Macrosolen annamicus
Họ: Tầm gửi Loranthaceae
Bộ: Đàn hương Santalales 
Lớp (nhóm): Cây ký sinh  
       
 Hình: Phùng Nguyễn Trí Lâm  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ĐẠI CÁN VIỆT

ĐẠI CÁN VIỆT

Macrosolen annamicus Dans. 1938

Họ: Tầm gửi Loranthaceae

Bộ: Đàn hương Santalales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây bụi nhỏ; cành non không có lông. Lá đơn, mọc đối, dai như da; phiến lá hình bầu dục, cỡ 10 - 18 x 4 - 7 cm, chóp lá thành mũi ngắn, gốc lá gần tròn; cuống lá rất ngắn (chỉ dài khoảng 2 - 3 mm). Hoa to, dài 6,5 - 8,5 cm, lưỡng tính, đều, họp thành xim dạng tán ở trên cành có lá; mỗi hoa (thực chất là 1 chụm ba thoái hoá) có 1 lá bắc (lớn hơn) và 2 tiểu bắc. Bao hoa màu nâu đỏ, hợp thành ống ở phía gốc, đỉnh xẻ thành 6 thuỳ. Nhị 6; chỉ nhị dài 6 mm, đính ở họng của ống bao hoa; bao phấn đính gốc, ngắn hơn chỉ nhị. Bầu 3 - 6 ô ở phần dưới, phía trên 1 ô; vòi nhụy rõ, có đốt ở phần trên. Quả mọng.

Sinh học, sinh thái:

Sống bán ký sinh trên cành các cây thân gỗ lá rộng trong rừng thứ sinh, nơi sáng, ở độ cao 900 - 1.100 m.

Phân bố:

Trong nước: Lâm Đồng (Braian), Khánh Hoà (Vọng Phu).

Nước ngoài: Không có.

Giá trị:

Loài đặc hữu của Việt Nam, có giá trị về mặt khoa học và bảo tồn tự nhiên.

Tình trạng:

Nơi cư trú ở cả Hòn Vọng Phu và Braian có rừng đã bị khai thác khá nặng nề. Nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng của loài rất có thể xảy ra nếu môi trường sống tiếp tục bị xâm hại.

Phân hạng: EN B1+2b,c.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). ở các điểm phân bố của loài này, đề nghị khi khai thác gỗ hay chặt cây lấy củi nên chừa những cây chủ có loài này sinh sống.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 266.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Đại cán việt

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này