Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cóc đỏ
Tên Latin: Lumnitzera littorea
Họ: Bàng Combretaceae
Bộ: Sim Myrtales 
Lớp (nhóm): Cây ngập mặn  
       
 Hình: Nguyễn vũ Khôi  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÓC ĐỎ

CÓC ĐỎ

Lumnitzera littorea (Jack) Voigt, 1845

Pyrranthus littoreus Jack, 1822

Lumnitzera coccinea Wight & Arn., 1834

Bruguiera littorea Steud., 1840

Họ: Bàng Combretaceae

Bộ: Sim Myrtales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ nhỡ hay nhỏ, cao tới 15 m; cành khúc khuỷu, vuông, nhiều mắt là những vết sẹo do lá rụng để lại. Lá đơn, mọc cách; phiến lá dày, hình trứng ngược hay bầu dục, đầu tròn, khía tai bèo, đôi khi nhọn, gốc lá hình nêm, dài 6 cm, rộng 2 cm. Hoa màu đỏ, họp thành bông ở đầu cành; lá bắc hình vảy. Đài dài 1,5 - 2 mm. Cánh hoa 5, hình trái xoan, dài 5 - 6 mm. Nhị 5 - 7, chỉ nhị dài gấp 5 lần cánh hoa, đầu cong xuống. Quả mập, hình trái xoan, dài 3 - 4 cm, 1 hạt.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 6 - 8, mùa quả tháng 8 - 10. Mọc ở rừng ngập mặn ven biển, cửa sông, ven các đảo và trên đất bối tụ ven sông, biển nơi ngập nước nhiều trung bình. Cây ưa sáng, chịu được thủy triều mạnh, chịu mặn

Phân bố:

Trong nước: Thừa Thiên - Huế (đầm Phá Tam Giang), Khánh Hoà (Cam Ranh), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Thành phố HCM (Cần Giờ), Kiên Giang (Phú Quốc), Bạc Liêu.

Nước ngoài: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Malaysia, Philippin Indonesia, Niu Ghinê, Australia.

Giá trị:

Gỗ dùng làm đồ dùng thông thường, làm chất đốt, còn được trồng để bảo vệ vùng đất ven sông, ven biển.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố kéo dài, nhưng nơi cư trú hẹp, lại thường bị tàn phá và khai thác làm chất đốt.

Phân hạng: VU A1a,c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Cần tăng cường trồng trọt ở một số vùng cửa sông, ven biển ở những vùng mà loài này phân bố ở Việt Nam để tạo thành các quần thể đủ lớn nhằm bảo vệ nguồn gen.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 160.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cóc đỏ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này