Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cây ô dước nam
Tên Latin: Lindera myrrha
Họ: Long não Lauraceae
Bộ: Long não Laurales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

CÂY Ô DƯỚC NAM

Lindera myrrha (Lour.) Merr. 1935

Laurus myrrha Lour. 1790

Lindera eberhardtii Lecomte, 1913

Họ: Long não Lauraceae

Bộ: Long não Laurales

Mô tả:

Cây gỗ nhỏ, cành non có lông vàng hoe, khi già trở nên nhẵn. Lá mọc cách, không lông, hình trứng hay hình bầu dục, dài 3 - 3,5cm, đầu lá thót thành đuôi ngắn, gốc hơi tròn, có 3 gân, mặt dưới mông mốc, cuống lá dài 4 - 7mm. Cụm hoa tán đơn tính, mọc ở nách lá, không cuống. Bao hoa 6 thùy; ở hoa đực, nhị hữu thụ 9, xếp 3 vòng, vòng trong cùng mỗi nhị có 2 tuyến, nhị lép 3. Bầu gần hình cầu, có lông, vòi cong. Quả lúc chín màu đỏ thẫm.

Sinh học:

phía Bắc mùa hoa ttháng 4, ở phía Nam mùa hoa sớm hơn. Cây tái sinh bằng hạt.

Nơi sống và sinh thái:

Mọc ở ven rừng rậm hoặc trong rừng thứ sinh và các trảng cây bụi, ở vùng đất thấp, trên đất thoát nước.

Phân bố:

Việt Nam: Thừa Thiên Huế (Phú Lộc, Huế), Lâm Đồng (Bảo Lộc), Cần Thơ.

Thế giới: Ấn Độ.

Giá trị:

Rễ làm thuốc chữa đau bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, và một số bệnh khác. Vị ô dược là rễ khô. Hạt có nhiều dầu béo. Vỏ và lá giã nát làm chất kết dính trong sản xuất giấy. Gỗ có nhiều chất nhầy, trước kia dùng để xây dựng thay xi măng.

Tình trạng:

Sẽ nguy cấp. Loài vốn phân bố không rộng lại bị săn lùng khai thác rễ làm thuốc. Mức độ đe doạ: Bậc V.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Tìm một vài khu rừng có loài này để tổ chức bảo vệ cũng như đưa vào trồng để tạo cơ sở nguyên liệu phong phú và ổn định.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 171.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cây ô dước nam

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này