Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Mã kỳ
Tên Latin: Leucopogon malayanus
Họ: Mã kỳ Epacridaceae
Bộ: Đỗ quyên Ericales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ nhỏ  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    MÃ KỲ

MÃ KỲ

Leucopogon malayanus Jack, 1820.

Styphelia malayana (Jack) Spreng. 1827.

Styphelia malayana (Jack) J. J. Smith, 1912, comb. superfl.

Họ: Mã kỳ Epacridaceae

Bộ: Đỗ quyên Ericales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây bụi hay cây gỗ nhỏ, cao 1 - 2 m hoặc hơn. Lá thon, hình mũi mác, cứng và dai như da, cỡ 3 - 8 x 0,5 - 1 cm, chóp lá thót dần hay gần như có mũi nhọn, gốc lá hẹp dần; gân bên mờ; lá không có cuống. Cụm hoa ở nách lá, gồm 3 - 7 hoa, có lông trắng. Hoa lưỡng tính, màu trắng hay hồng, có mùi thơm; cuống hoa rất ngắn hay không có. Lá đài 5, hình trứng - thuôn hay hình bầu dục. Tràng hình phễu, ống dài gần 3 mm, ở đỉnh xẻ thành 5 thuỳ hình tam giác. Nhị 5, đính trên họng của ống tràng. Bầu gần hình tròn, đường kính 1 mm; vòi mảnh, hình trụ. Quả hình tròn, đường kính 4 - 5 mm, thịt dày, thơm, màu vàng hay hơi đỏ.

Sinh học, sinh thái:

Mọc trên các vách đá ven biển, ven đảo hay bãi cát ven biển.

Phân bố:

Trong nước: Nam bộ (Xuyên Mộc), Kiên Giang (Phú Quốc).

Nước ngoài: Thái Lan, Mianma, Lào, Campuchia, Malaysia, Philippin, Indonesia, New Ghine, Australia.

Giá trị:

Nguồn gen hiếm và là đại diện duy nhất của họ  Mã kỳ Epacridaceae ở Việt Nam. Lá và rễ sắc uống chữa đau dạ dày, đau nhức xương khớp.

Tình trạng:

Phân bố rất rải rác, lại ở các vách đá hay bãi cát ven biển; do đó rất dễ lâm vào tình trạng nguy cấp một khi nơi cư trú bị xâm hại. Cây còn bị khai thác để làm thuốc.

Phân hạng: VU A1b,c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Không chặt phá những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - Phần thực vật - Trang 184.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Mã kỳ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này