Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Đông dương
Tên Latin: Indosinia involucrata
Họ: Mai vàng Ochnaceae
Bộ: Mai vàng Ochnales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ nhỏ  
       
 Hình: Hoàng Thanh Sơn  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ĐÔNG DƯƠNG

ĐÔNG DƯƠNG

Indosinia involucrata (Gagnep.) J. E. Vidal, 1965

Distephania involucrata Gagnep., 1948

Họ: Mai vàng Ochnaceae

Họ: Mai vàng Ochnales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây bụi, cao 2 - 3 m. Cành non gần như nhẵn. Lá đơn, mọc cách; hình bầu dục hẹp - thuôn dài, dài 5 - 15 cm, rộng 1 - 3 cm, chóp lá nhọn hay tù, gốc hình nêm, mép có răng cưa nhọn, hai mặt nhẵn, gân bên dày, gần như vuông góc với gân chính, cuống lá dài 0,5 - 1 cm. Cụm hoa hình chuỳ ở đầu cành, dài 14 - 18 cm. Hoa có cuống dài 1 - 2 cm, lưỡng tính. Đài 5 hình mác hẹp, dài 3 - 4 mm, rộng 1 mm, có lông ở mép. Tràng 5, màu vàng, có cánh thuôn, dài 8 mm, rộng 2 - 2,5 mm. Nhị lép 5 - 10, hình dải hẹp, màu đỏ tía. Nhị hữu thụ có chỉ nhị ngắn, bao phấn hình tam giác, dài 2 - 2,5 mm, rộng 1 mm. Bầu hình trứng, dài 2 - 3 mm, 1 ô, nhiều noãn đính bên. Vòi dài 3 - 4 mm. Quả hình trứng thót nhọn ở đầu, dài 10 - 12 mm, khi chín nứt thành hai mảnh. Hạt hình trứng ngược, lệch, dài 3 mm, rộng 1 - 1,5 mm, vỏ có vân.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa quả tháng 5 - 6. Mọc rải rác trong rừng thưa, trảng cây bụi, rừng thứ sinh, ở độ cao đến 1.700 m.

Phân bố:

Trong nuớc: Mới gặp ở Khánh Hoà (Ninh Hoà: Vọng Phu).

Nước ngoài: Chưa biết.

Giá trị:

Loài đặc hữu và nguồn gen hiếm của Việt Nam. Loài duy nhất của chi Indosinia gặp ở Việt Nam.

Tình trạng:

Chỉ có ở một điểm duy nhất. Rất dễ bị tuyệt chủng nếu rừng bị phá.

Phân hạng: CR B1+2e.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “bị đe doạ” (Bậc T). Khoanh khu núi Vọng Phu bảo vệ. Điều tra thêm vùng phân bố của loài này.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 299.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Đông dương

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này