Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Ổ kiến
Tên Latin: Hydnophytum formicarum
Họ: Cà phê Rubiaceae
Bộ: Long đởm Gentianales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Ổ KIẾN

Ổ KIẾN

Hydnophytum formicarum Jack, 1823

Lasiostoma formicarum (Jack.) Spreng., 1825

Hydnophytum montanum Blume, 1826

Họ: Cà phê Rubiaceae

Bộ: Long đởm Gentianales

Đặc điểm nhận dạng:

Gốc thân phù dạng củ, mập, vỏ cứng không gai nhưng sần sùi, màu xám vàng, gần tròn, dài tới 25 cm, không có lông; vỏ có nhiều lỗ như tổ ong cho kiến ở; từ thân phù mọc lên 2 - 4 nhánh thân, hình gần 4 cạnh, nhẵn. Lá mọc đối, gốc thuôn, đầu tù, phiến lá dày, nhẵn bóng, không có lông, dài 3,5 - 15 cm, rộng 2 - 7 cm; gân phụ mảnh, 7 - 10 đôi; cuống lá ngắn, nhẵn, dài 0,5 - 2,5 cm; lá kèm thấp, đầu nhọn. Hoa không cuống, thường mọc tập trung từ 3 - 5 ở nách lá. Đài hình ống, đỉnh có phiến ngắn. Tràng màu trắng, ống tràng dài 2,5 - 3 mm, đỉnh có 4 thuỳ hình bầu dục. Nhị 4, đính trên họng ống tràng; núm nhuỵ dày, có lông. Quả nhỏ, có nhân cứng, hình bầu dục, khi chín mầu da cam, dài 6 - 7 mm. Hạt 2, dài 2 mm.

Sinh học, sinh thái:

Ra hoa tháng 12 - 1 (năm sau), có quả tháng 1 - 3. Tái sinh bằng hạt. Phụ sinh trên cây gỗ trong rừng nhiệt đới ẩm đôi khi thấy ở cả kiểu rừng thưa, ở độ cao khoảng 700 m.

Phân bố:

Trong nước: Kontum (Kon Plông),Gia Lai (An Khê), Đắk Lắk, Đồng Nai, Lâm Đồng (Bảo Lộc), Quảng Ngãi (Sơn Hà), Bà Rịa - Vũng Tàu (Xuyên Mộc), Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Bình Phước, Kiên Giang (Phú Quốc).

Thế giới: Ấn Độ, Borneo, Campuchia, Jawa, Malaya, Maluku, Myanmar, New Guinea, Philippines, Sulawesi, Sumatera, Thái Lan.

Giá trị:

Độc đáo về giá trị nguồn gen, vì có dạng sống đặc biệt. Phần thân phù dùng làm thuốc chữa bệnh gan và sốt vàng da, đau nhức gân xương, lợi tiểu, tiêu viêm.

Tình trạng:

Phân bố rải rác. Nạn phá rừng và khai thác gỗ đã trực tiếp làm thu hẹp vùng phân bố, mất cây giá thể. Hơn nữa, kỳ nam là loài sinh trưởng phát triển chậm, sự thu hái bừa bãi làm giảm nguồn gieo giống.

Phân hạng: EN A1b,d, B1+2b,e.

Biện pháp bảo vệ:

Cần điều tra thêm, xác định điểm có cây mọc tương đối tập trung để bảo vệ. Nghiên cứu kỹ hơn về mặt sinh học, giúp cho việc bảo tồn có hiệu quả hơn.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 319.

 

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Ổ kiến

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này