Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Lá dâng hoa nhật
Tên Latin: Helwingia japonica
Họ: Thanh giáp Helwingiaceae
Bộ: Hoa tán Apiales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    LÁ DÂNG HOA NHẬT

LÁ DÂNG HOA NHẬT

Helwingia japonica (Thunb.) F. G. Dietr. 1817.

Cornus japonica Thunb. 1783.

Helwingia japonica (Thunb.) Morr. & Decne. 1836, comb. superfl.

Họ: Thanh giáp Helwingiaceae

Bộ: Hoa tán Apiales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, cao 1 - 3 m. Lá mọc cách, hình trứng hay bầu dục - trứng, cỡ (3)8 - 13 x (1,5)5 - 9 cm, chóp lá thành mũi nhọn, gốc lá hình nêm hoặc gần tròn; mép có răng cưa nhỏ; gân bên 5 - 7 đôi, mép lá hơi cuộn xuống. Hoa đơn tính khác gốc. Hoa đực chụm thành xim 5 - 12 hoa, có (3)4(5) cánh hoa hình trứng, nhị (3)4(5), mọc xen kẽ với cánh hoa. Hoa cái có cuống, mọc đơn độc hay thành cụm 2 - 3 hoa ở trên gân chính của diệp chi (cành hình lá) hoặc ở gần gốc lá; bầu hạ, 3 ô; vòi ngắn với núm nhụy xẻ thành 3 nhánh. Quả hạch gần hình cầu, có 3 - 5 cạnh, khi chín màu đen.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa quả tháng 4 - 7. Cây chịu bóng, mọc rải rác trong rừng nguyên sinh hoặc rừng thưa vùng núi đá vôi, ở độ cao 900 - 1200 m.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Bắc Hà), Hà Giang (Đồng Văn), Hoà Bình (Mai Châu: Pà Cò).

Nước ngoài: Mianma, Butan, Trung Quốc, Nhật Bản.

Giá trị:

Nguồn gen rất độc đáo vì có hoa mọc trên diệp chi. Quả và lá làm thuốc chữa kiết lị, ung độc và đại tiện ra máu.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố chia cắt. ở Việt Nam mới thấy ở 3 điểm: Bắc Hà (Lào Cai), Đồng Văn (Hà Giang) và Pà Cò (Mai Châu, Hoà Bình), trong đó ở 2 điểm đầu rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng.

Phân hạng: EN B1+2b,c,e.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Không chặt phá những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố, nhất là ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pà Cò - Hang Kia. Thu thập cây giống trồng trong vườn.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 236.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Lá dâng hoa nhật

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này