Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Re hương
Tên Latin: Cinnamomum parthenoxylon
Họ: Long não Lauraceae
Bộ: Long não Laurales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    RE HƯƠNG

RE HƯƠNG

Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn. 1864.

Laurus parthenoxylon Jack, 1820.

Laurus porrecte Roxb. 1832.

Sassafras parthenoxylon (Jack) Nees, 1836.

Cinnamomum simondii Lecomte, 1913.

Cinnamomum porrectum (Roxb.) Kosterm. 1952.

Họ: Long não Lauraceae

Bộ: Long não Laurales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ to, thường xanh, cao đến 30 m, đường kính thân 70 - 90 cm, cành nhẵn, màu hơi đen khi khô. Lá mọc cách, dai, hình trứng, dài 9 - 11 cm, rộng 4 - 5 cm, thót nhọn về 2 đầu; gân bên 4 - 7 đôi, gân giữa phẳng ở mặt trên, lồi ở mặt dưới; cuống dài 2 - 3 cm, nhẵn. Cụm hoa chuỳ ở nách lá, dài 6 - 12 cm, phủ lông màm nâu; cuống hoa dài 1 - 3 mm, phủ lông; bao hoa 6 thuỳ, có lông dài 1,5 - 2 mm, thuôn; nhị hữu thụ 9, chia 3 vòng, 2 vòng nhị ngoài không tuyến, chỉ có lông, nhị vòng thứ 3 có 2 tuyến, tuyến không chân, nhị lép 3, hình tam giác có chân; bầu hình trứng, nhẵn, vòi ngắn, núm hình đĩa. Quả hình cầu, đường kính 8 - 10 mm, đính trên ống bao hoa hình chén.

Sinh học và sinh thái:

Mùa hoa tháng 1 - 5, quả tháng 6 - 9. Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đất hay núi đá vôi, ở độ cao 100 - 600 m.

Phân bố:

Trong nước: Cao Bằng, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quảng Trị, Đà Nẵng.

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc.

Giá trị:

Nguồn gen hiếm. Gỗ tốt không mối mọt, dùng trong xây dựng, làm tà vẹt, đóng tàu. Lá, vỏ và rễ có thể chiết tinh dầu.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố chia cắt. Bị khai thác rất nghiêm trọng, hiện nay không còn tìm thấy cây trưởng thành.

Phân hạng: CR A1a,c,d

Biện pháp bảo vệ:

Loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "biết không chính xác" (K) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích th­­­ương mại. Cần bảo vệ Re hương nguyên vẹn trong tự nhiên và làm giống. Cần nghiên cứu trồng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 253
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Re hương

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này