Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Dây móc mèo nha trang
Tên Latin: Caesalpinia nhatrangense
Họ: Đậu Fabaceae
Bộ: Đậu Fabales 
Lớp (nhóm): Cây leo thân gỗ  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    DÂY MÓC MÈO NHA TRANG

DÂY MÓC MÈO NHA TRANG

Caesalpinia nhatrangense (Gagnep.) J. E. Vidal, 1980

Mezoneuron nhatrangensis Gagnep., 1952

Họ: Đậu Fabaceae

Bộ: Đậu Fabales

Đặc điểm nhận dạng:

Dây leo gỗ nhỏ, cành nhẵn và có gai, lá kép lông chim 2 lần, chẵn, có cuống, dài 10 - 20 cm, nhẵn, có gai. Lá chét bậc một có 4 đôi, có cuống, dài 4 - 8 cm, mỗi lá chét bậc 1 mang 4 - 6 đôi lá chét bậc hai mọc đối. Cuống dài 1,5 mm, hình bầu dục dài, dài 3 - 5 cm, rộng 1,2 - 1,5 cm, tròn ở đầu, thót nhọn và không đối xứng ờ gốc, nhẵn, có 8 - 10 đôi gân bậc hai. Cụm hoa chùy, ở đầu cành hay nách lá, dài 40 cm. Hoa thơm. Lá dài 5, nhẵn. Cánh hoa màu vàng, có sọc đỏ, có lông. Nhị dài 5 - 7 mm, có lông ở 2/3 về phía dưới chỉ nhị. Bầu gần như không cuống, có lông, 2 noãn. Quả chưa biết.

Sinh học, sinh thái:

Cây chịu hạn, mọc rải rác trong rừng thứ sinh hay ở ven rừng, ven suối hoặc trong các bờ bụi, dọc bờ biển cùng với một số loài trong cá họ khác như Họ Bàng Combretaceae, Thầu dầu Euphorbiaceae. Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả tháng 9 - 10. Tái sinh chủ yếu bằng hạt, nhưng tái sinh chồi cũng rất mạnh.

Phân bố:

Loài đặc hữu hẹp của Việt Nam, mới chỉ gặp ở hai điểm gần nhau của tỉnh Khánh Hòa. (Ninh Hòa: núi Hòn Hèo, Diên Khánh: Suối Cát).

Giá trị:

Nguồn gen qúy hiếm Có thể trồng làm cảnh vì hoa đẹp.

Tình trạng:

Mức độ bị đe dọa: Bậc T. (theo sách đỏ Việt Nam 2016)

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ loài trong tự nhiên, không chặt phá, khai thác bừa bãi. Đưa về trồng ở vườn thực vật để giữ nguồn gen và làm cảnh. Điều tra thêm nơi phân bố và tình trạng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2000 - phần thực vật - trang 77.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Dây móc mèo nha trang

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này