Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Dó đất cúc phương
Tên Latin: Balanophora cucphuongensis
Họ: Dương đài Balanophoraceae
Bộ: Dương đài Balanophorales 
Lớp (nhóm): Cây ký sinh  
       
 Hình: Nguyễn Anh Tuấn  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    DÓ ĐẤT CÚC PHƯƠNG

DÓ ĐẤT CÚC PHƯƠNG

Balanophora cucphuongensis Ban, 1996

Họ: Dương đài Balanophoraceae

Bộ: Dương đài Balanophorales

Đặc điểm nhận dạng:

Cỏ mập không diệp lục, cao 8 - 15 cm, ký sinh trên rễ; “củ” sần sùi, không có mụn hình sao. Thân khí sinh (là cuống cụm hoa) mang 6 - 10 lá dạng vảy; phiến lá hình mũi mác, cỡ 1,5 - 2 x 1 - 1,5 cm. Hoa đơn tính khác gốc, họp thành bông nạc; cả cụm hoa đực và cụm hoa cái đều hình trứng hay hình đầu. Hoa đực có cuống rõ; bao hoa gồm 3 mảnh đều nhau; khối phấn bị ép ngang. Hoa cái mọc ở xung quanh chân của vảy bảo vệ; vảy hình trứng cụt đầu; 1 vòi nhụy.

Sinh học, sinh thái:

Ra hoa tháng 10 - 12 (và chỉ khi ra hoa mới dễ phát hiện). Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh cây lá rộng vùng núi đá vôi, ở độ cao 200 - 300 m. Sinh sản vô tính (tái sinh bằng cách đẻ nhánh).

Phân bố:

Trong nước: Mới thấy ở Ninh Bình (Vườn quốc gia Cúc Phương).

Nước ngoài: Chưa có dữ liệu.

Giá trị:

Loài có lẽ là đặc hữu của miền Bắc Việt Nam. Nguồn gen hiếm và rất độc đáo, đặc trưng bởi hoa đực có cuống và bao hoa gồm 3 mảnh (khác tất cả các loài Balanophora đã biết ở khu vực Đông nam Á).

Tình trạng:

Khu phân bố rất hẹp (mới chỉ gặp ở khu vực Bống, thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương), mọc trên núi đá vôi, số lượng cá thể gặp rất ít (không đạt tới 250 cá thể). Dễ bị rủi ro, bị lâm vào tình trạng nguy cấp.

Phân hạng: EN D1.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc K). Không xâm hại các cây còn sót lại ở nơi phân bố. Nghiên cứu thêm về các đặc điểm sinh học, nhằm bảo tồn ngoại vi (Ex situ) có hiệu quả.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 125.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Dó đất cúc phương

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này