Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Tẩm
Tên Latin: Altingia chinensis
Họ: Tô hạp Altingiaceae
Bộ: Sau sau Hamamelidales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Lưu Văn Nông  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TẨM

TẨM

Altingia chinensis (Champ.) Oliv. ex Hance, 1873.

Liquidambar chinensis Champ. ex Benth. 1852

Họ: Tô hạp Altingiaceae

Bộ: Sausau Hamamelidales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ lớn, cao 25 - 35m. Lá đơn, mọc cách, hình trứng ngược, cỡ (5)8 - 12 x (3)4 - 5,5cm, chóp lá tù, gốc lá hình nêm; gân bên 7 - 10 đôi, vấn hợp ở gần mép; cuống lá dài 8 - 13mm. Hoa đơn tính. Hoa đực chụm thành cụm đuôi sóc, không có bao hoa, nhị nhiều và có chỉ nhị rất ngắn. Khoảng 20 - 50 hoa cái tập hợp thành cụm hoa đầu. Bầu 2 ô, chứa nhiều noãn; vòi dài 3 - 4mm. Cụm quả hình cầu, đường kính 1,7 - 2,5cm. Quả nang, nứt lưng thành 2 mảnh. Hạt nhiều, màu nâu vàng, bóng láng.

Sinh học, sinh thái:

Ra hoa tháng 12 - 1 (năm sau), có quả tháng 3 - 5. Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao 500 - 1700 m. Cây tái sinh bằng hạt.

Phân bố:

Trong nước: Lai Châu (Mường Tè), Lào Cai (Sa Pa), Quảng Ninh (Hoành Bồ, Uông Bí), Khánh Hoà (Nha Trang).

Thế giới: Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam).

Giá trị:

Gỗ khá tốt, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền, đồ gia dụng. Rễ làm thuốc trị phong thấp và đòn ngã tổn thương. 

Tình trạng:

Loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (R). Loài có vùng phân bố chia cắt; ở các điểm Hoành Bồ, Uông Bí và Nha Trang rừng đã bị tàn phá nặng nề.

Phân hạng: EN A1a,c,d, B1+2b,c,e.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm' (R). Không chặt đốn những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố, nhất là ở Mường Tè, Sapa.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam  -  trang 43.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Tẩm

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này