Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Lá dương đỏ
Tên Latin: Alniphyllum eberhartii
Họ: Bồ đề Styracaceae
Bộ: Thị Ebenales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ nhỏ  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    LÁ DƯƠNG ĐỎ

LÁ DƯƠNG ĐỎ

Alniphyllum eberhartii Guillaum., 1923

Họ: Bồ đề Styracaceae

Bộ: Thị Ebenales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ cao 10 - 15(30) m. Cành non phủ đầy lông hình sao. Lá hình bầu dục, mặt dưới phủ lông hình sao, chóp lá nhọn, gốc lá hình nêm rộng, cỡ 10 - 18 x 3,5 - 7 cm; mép có răng cưa. Cụm hoa dạng chùm ngắn hay hình chuỳ. Hoa trắng. Thuỳ của tràng dài 9 - 11 mm. Nhị 10 (5 dài, 5 ngắn), phần dưới chỉ nhị hợp thành ống. Bầu trung. Quả nang dài 7 - 9 mm. Hạt có cánh ở 2 đầu, chiều dài cả cánh khoảng 4 mm.

Sinh học, sinh thái:

Ra hoa tháng 5 - 7, có quả tháng 8 - 12. Mọc rải rác trong rừng thưa, rừng rậm nhiết đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao 400 - 1500 m. Cây tái sinh bằng hạt.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Sapa), Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng (Pia Oắc), Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Kontum (Đắk Glei, Đắk Tô).

Nước ngoài: Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây), Thái Lan.

Giá trị:

Gỗ mềm, nhẹ, dễ gia công, có thể dùng trong xây dựng, làm diêm, bút chì, làm nhà, đóng đồ gia dụng và làm trụ mỏ hay làm bột giấy.

Tình trạng:

Loài tuy có khu phân bố khá rộng, nhưng nơi cư trú bị xâm hại và ở nhiều điểm (như Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang) rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng. Loài còn bị khai thác lấy gỗ.

Phân hạng: EN A1+2a,c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Không chặt đốn những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố, nhất là ở Sapa, Pia Oắc. Có thể tìm nguồn giống mang về trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 340.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Lá dương đỏ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này