Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Ngũ gia bì hương
Tên Latin: Acanthopanax gracilistylus
Họ: Ngũ gia bì Araliaceae
Bộ: Hoa tán Apiales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NGŨ GIA BÌ HƯƠNG

NGŨ GIA BÌ HƯƠNG

Acanthopanax gracilistylus W.W. Smith, 1917.

Họ Ngũ gia bì Araliaceae

Bộ: Hoa tán Apiales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây bụi, cao 2 - 3m, phân cành nhiều; có nhiều gai sắc. Lá kép chân vịt, có cuống dài 1,5 - 2,5cm; gồm 5 lá chét hình mác ngược hoặc hơi hình trứng; mép lá có răng thô; phiến mỏng, 1,5 - 3 x 1 - 1,5cm. Cụm hoa tán, thường mọc ở kẽ các lá non, cuống cụm hoa dài 1 - 2cm. Hoa nhỏ, màu trắng ngà hoặc trắng xanh, có cuống dài 0,6 - 1cm; đài 5, nhỏ; cánh hoa 5, hình tam giác nhỏ tròn đầu; Nhị 5, chỉ nhị ngắn. Vòi nhuỵ ngắn, đầu chẻ 2. Bầu 2 ô. Quả gần hình cầu, hoặc cầu hơi dẹt; đường kính 3mm; khi chín màu tím đen. Vò nát lá, vỏ thân và vỏ rễ có mùi thơm đặc biệt.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 3 - 4, quả tháng 4 - 7. Tuy nhiên, cây mọc ở Việt Nam ra hoa rất nhiều, nhưng đậu quả ít. Tái sinh cây chồi khoẻ sau khi bị chặt. Cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát ở vùng núi cao. Cây mọc lẫn với các cây bụi khác ở chân núi đá vôi, độ cao khoảng 1500m; còn được trồng ở bờ rào vườn.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Sapa, Bắc Hà), Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ).

Thế giới: Trung Quốc.

Giá trị:

Là nguồn gen hiếm đối với Việt Nam. Vỏ thân và vỏ rễ được sử dụng làm thuốc bổ, chống đau nhức xương khớp; lá khô dùng dưới dạng trà uống có tác dụng kích thích tiêu hoá, lá tươi bó gẫy xương.

Tình trạng:

Trong các điểm phân bố trên, chỉ có một điểm tại Phó Bảng (Đồng Văn - Hà Giang) có cây mọc tự nhiên ở chân núi, với số cá thể ít. Các điểm khác là do trồng hoặc trở lên hoang dại hoá. Cây thường xuyên được khai thác sử dụng. Bị đe doạ cao.

Phân hạng: EN A1c,d, B1+2b,c,e.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "biết không chính xác" (K). Bảo vệ triệt để điểm phân bố nằm trong địa phận của Trung tâm Khoa học kĩ thuật giống cây trồng Phó Bảng (Đồng Văn - Hà Giang). Khuyến khích nguời dân địa phương trồng thêm vừa làm hàng rào vừa làm thuốc.Trồng bằng giâm cành. Gần đây mới được đưa về trông với mục đích bảo tồn tại vườn Trại thuốc Sapa (Viện Dược liệu).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 trang 81.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Ngũ gia bì hương

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này