Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cẩm thị
Tên Latin: Diospyros maritima
Họ: Thị Ebenaceae
Bộ: Thị Ebenales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ nhỏ  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CẨM THỊ

CẨM THỊ

Diospyros maritima Lour.

Họ: Thị Ebenaceae

Bộ: Thị Ebenales

Dặc điểm nhận dang:

Cây gỗ trung bình, có cành rũ xuống, xoan hay thuôn, tròn ở gốc, tù ở đầu, dài 5 - 26cm, rộng 4 - 9m, dày nhẵn, thường với hai tuyến ở gốc, gần gân giữa, ở mặt trên, cuống lá dày, dài 8 - 13mm. Hoa gần như không có cuống, ở nách hoa đực xếp 3 - 7 cài, hoa cái 1 - 2 cái. Quả hình cầu dẹp, hơi nhẵn cao 20 - 26mm, dày 22 - 26mm, có 4 ô, dài 12 - 13mm, dẹp, màu nâu, bóng.

Nơi sống và sinh thái:

Cây mọc ở rừng của các tỉnh phía Nam Việt Nam. Cây ưa sáng, ưa nền đất tốt và có độ mùn cao, tái sinh hạt mạnh hơn tái sinh chồi

Phân bố:

Trong nước: Loài này phân bố ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận vào vào đến Đồng Nai

Thế giới: Còn phân bố ở Ấn Độ, úc châu, đảo Xêlephơ (Celebes).

Công dụng:

Quả dùng để duốc cá. Người dân sống ở khu vực có loài này phân bố thường giã vỏ và quả cho vào túi đặt xuống nước. Vỏ cũng gây ngứa da nếu ta tiếp xúc lâu. Gỗ màu trắng, thớ mịn, nhẹ, thường được dùng để khắc dấu, điêu khắc, làm guốc, dễ gia công chế biến, không nứt nẻ và cong vênh.

 

Tài liệu dẫn: Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 193.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cẩm thị

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này