Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Tra lâm vồ
Tên Latin: Thespesia populnea
Họ: Bông Malvaceae
Bộ: Bông Malvales 
Lớp (nhóm): Cây ngập mặn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TRA LÂM VỒ

TRA LÂM VỒ

Thespesia populnea (L) Soland, 1807

Bupariti populnea (L.) Rothm., 1944

Hibiscus populifolius Salisb., 1796

Hibiscus populneus L., 1753

Malvaviscus populneus (L.) Gaertn., 1791

Họ: Bông Malvaceae

Bộ: Bông Malvales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ cao 5 - 8 cm, có nhánh phủ lông hình kiên. Lá có phiến tam giác nhọn, hình tim ở gốc, phủ lông hình khiên sát ở mặt dưới, dài 16cm, rộng 11 cm, có 5 gân chính toả tia; cuống lá dài bằng phiến. Hoa vàng hay đỏ, đơn độc, có cuống; quả nang hình cầu, mở không hoàn toàn, có đường kính tới 5 cm. Hạt hình trứng ngược nhọn, dài tới 9 mm, rộng 6 mm

Ra hoa quanh năm

Sinh học, sinh thái:

Cây mọc dựa rạch, cửa sông từ rừng ngập mặn đến độ cao 500mm. Sinh trưởng nhanh, đâm chồi mạnh, chịu nước mặn và ngập nước theo thủy triều. Hoa tháng 5 - 8. Quả tháng 7 - 10.

Phân bố:

Trong nước: Hầu khắp các tỉnh ven biển nước ta, nhưng phổ biến ở miền Nam.

Nước ngoài: Khắp các khu vực cửa sông, cửa biển và các đảo nước lợ hoặc mặn trên thế giới.

Công dụng:

Quả được dùng ở Tahiti làm thuốc dịu đau nửa đầy và dịch nhựa chảy ra từ cuống quả là vị thuốc dân gian trị bọ cạp và rết cắn. Cũng dùng làm thuốc trị bệnh về da, đụng dập còn ở Philippin, dịch vàng ép từ quả dùng đắp điều trị bệnh ghẻ và các bệnh ngoài da khác sau khi đã dùng nước nấu rễ và lá để tắm rửa. Nước sắc vỏ được dùng trị bệnh lỵ và trĩ. Quả, lá và rễ được dùng ở Ấn Độ để đắp ngoài trị ghẻ, bệnh vẩy nến và các bệnh ngoài da khác.

 

Tài liệu dẫn: Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 1238.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Tra lâm vồ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này