Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Rắn khuyết thường
Tên Latin: Lycodon capucinus
Họ: Rắn nước Colubridae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    RẮN KHUYẾT THƯỜNG

RẮN KHUYẾT THƯỜNG

Lycodon capucinus Boie,1827

Lycodon aulicus Boie,1875

Ophites aulicus Zhao & Adler,1993

Họ: Rắn nước Colubridae

Bộ: Có vảy Squamata  

Đặc điểm nhận dạng:

Rắn khuyết mũi có đầu hơi dẹp, mõm nhô ra trên hàm dưới, các vảy đầu rộng. Loài rắn có kích thước trung bình, chiều dài lên đến 760 mm.  Đầu dẹt. quanh cổ có một vạch trắng rõ. Hoa văn cơ thể tùy vào điều kiện địa lý phân bố. Đầu hình tam giác nhằm thích nghi chui rúc, đào cát hoặc đất mềm. Chúng có răng cửa nở rộng. Lưng màu nâu đỏ hoặc đen có vết trắng. Đỉnh đầu màu nâu có đốm trắng ở gáy. Bụng màu trắng. Con non có màu sáng hơn con trưởng thành. Giữa thân có 17 hoặc 19 hàng vảy . Bụng có 180  -  214 vảy. Dưới đuôi có 57  -  89 cặp vảy. Vảy môi trên 8  -  9. Vảy huyệt phân chia. Mống mắt hình bầu dục, xếp dọc. Vây lưng nhẵn có các lỗ ở đỉnh. Công thức vảy lưng (17 hoặc 19) - 17 (19) - (15 hoặc 17).

Sinh học, sinh thái:

Loài rắn này sống ở khu vực rừng rậm khô ráo ở các khu vực núi đá, vách đá hoặc những nơi có nhiều những tảng đá mẹ xếp chồng, khu vực biển đảo xa đất liền. Đôi khi nó cũng được tím thấy ở gần các khu vực trồng trọt. Thức ăn của loài bò sát này gồm thạch sùng, các loài thằn lằn và ếch, nhái mỗi lứa đẻ từ 3 - 11 trứng. Đây là loài rân không độc, không nguy hiểm với con người, vết cắn của chúng chỉ gây đau và sưng, không gây sự cố gì đáng tiếc. Chúng bị căng thẳng khi bị bắt lên cầm nắm. Chúng cũng có thể lắc lư cái đuôi khi cảm thấy bị đe doạ. Vì là loài động vật thích đào bới nhưng chúng lại thường ở trên mặt đất, mỏm đá hay trên bãi cỏ, thỉnh thoảng chúng có đời sống nửa trên cây nửa dưới đất. Chúng là loài hoạt động về đêm nhưng cũng có thể quan sát chúng vào lúc rạng đông. Chúng có thể bò lên tường của bất kỳ toà nhà nào.

Phân bố:

Trong nước: Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hoà (Cầu đá, Nha Trang), Sông Bé, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Côn Đảo, An Giang (núi cấm), Cà Mau (đảo Hòn Khoai)

Nước ngoài: Loài này phân bố khắp Đông nam châu Á và ở cả các đảo xa bờ.

 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung, Phạm thế Cường, Nguyễn Thiên Tạo, Nguyễn Quảng Trường. Hoàng Ngọc Thảo.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Rắn khuyết thường

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này