Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Vích
Tên Latin: Lepidochelys olivacea
Họ: Vích Cheloniidae
Bộ: Rùa Testudinata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
   

VÍCH

Lepidochelys olivacea (Eschscholtz, 1829)

Chelonia olivacea Echscholtz, 1829.

Họ: Vích Cheloniidae

Bộ: Rùa Testudinata

Đặc điểm nhận dạng:

Mai ngắn rộng, mai có màu xanh thẫm, khi còn nhỏ sống lưng thường nổi cao, khi lớn mai vồng cao. Trên mai có từ 5 đến 9 đôi tấm vảy (thường là từ 6 đến 8 đôi), không đối xứng. Chiều dài thẳng mai khoảng 72cm. Đầu rộng, phía trước mũi có dạng tam giác, chiều rộng đầu khoảng 13cm, phía trước mũi có 2 đôi tấm vảy. Trên mỗi chân bơi có 2 móng vuốt sắc nhọn, vuốt thứ 2 bị tiêu biến ở chân bơi trước. Khi còn bé, rùa con có màu xám, sau đó chuyển dần sang màu vàng tối ôliu đến màu xanh. Phía dưới bụng vàng kem. Viền ngoài yếm có 4 đôi tấm xương, trên mỗi tấm có một lỗ nhỏ ở gần mép lề sau. Rùa trưởng thành có trọng lượng khoảng từ 35 đến 50kg.

Sinh học - Sinh thái:

Là loài có kích thước nhỏ trong các loài rùa biển, chiều dài trung bình 70cm. Đẻ trứng vào tháng 3 - 6, mỗi lần đẻ 170 - 200 trứng, đường kính trứng trung bình 4cm.Các ổ trứng sâu 40 - 50cm, thời gian ấp trứng là 55 - 60 ngày, tùy thuộc vào thời tiết mỗi năm. Giới tính của rùa con được quyết định bởi nhiệt độ môi trường. Loài này thích sống ở bãi biển ưa thích là các bãi cát ven bờ và các đảo, thường ở gần các cửa sông. Nhìn chung sống gần bờ, vùng cát, vùng triều, vùng khơi, ven đảo.

Phân bố:

Trong nước: Được phân bố ở khắp các vùng biển. Các tỉnh ven biển Việt Nam.

Thế giới: Đông Thái Bình Dương (Baja California và Srilanoa, Mexico đến Côlômbia) nam Đại Tây Dương (Guyana đến Brazin và Tây Phi), bắc biển Ấn Độ (nhất là Orissa Ấn Độ) và Tây Thái Bình Dương (Malaixia và Thái Lan).

Giá trị:

Thịt dùng làm thực phẩm, xương, da làm các đồ mỹ nghệ. Gần đây được chú ý sử dụng cho các mục đích không tiêu dùng như: tham quan, du lịch, học tập, nghiên cứu khoa học.

Tình trạng:

Trước năm 1980 gặp phổ biến ở các vùng biển Việt Nam, nhưng nguồn lợi đó đang bị đánh bắt quá mức, bằng nhiều hình thức mang tính huỷ diệt. Đặc biệt từ năm 1990 đến nay nguồn lợi này bị suy giảm một cách nghiêm trọng, do đánh bắt và môi trường ô nhiễm. Dự đoán số lượng giảm >50%, hiện còn khoảng 1000 cá thể trưởng thành.

Phân hạng: EN A1d.

Biện pháp bảo vệ:

Biện pháp hành chính: Truyền thông đại chúng qua báo chí, đài, đưa vào Luật Thuỷ sản Việt Nam. Biện pháp kỹ thuật (hiệu quả): ấp trứng tự nhiên và nhân tạo; thả rùa ra biển.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 251.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Vích

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này