Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Loài ốc sứ hiti
Tên Latin: Cypraea histrio
Họ: Ốc sứ Cypraeidae
Bộ: Chân bụng trung Mesogastropoda 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

ỐC SỨ HITI

Cypraea histrio Gmelin, 1791

Họ: Ốc sứ Cypraeidae

Bộ: Chân bụng trung Mesogastropoda

Đặc điểm nhận dạng:

Vỏ màu nâu, dài 40 mm. Mặt lưng có nhiều đốm trắng xếp kề và đều nhau thành hình mắt lới, có một vệt trắng chạy từ đầu đến đỉnh vỏ. Hai bên bờ kề mép bụng có màu hồng với nhiều đốm đen. Thể chai tiếp giáp giữa bụng và lưng không nhô cao. Mặt bụng màu hồng nhạt, lỗ mở rộng, trắng mịn và ngắn (mô tả theo mẫu vật).

Sinh học, sinh thái:

Chưa có nhiều dẫn liệu về loài này. Sống ở vùng triều, đáy cứng, ẩn trong các hốc đá hoặc san hô. Thường sống chung với ốc heo (Cypraea arabica).

Phân bố:

Việt Nam: Khánh Hòa (vịnh Vân Phong - Bến Gỏi).

Thế giới: Đông châu Phi, Ấn Độ Dương, Tây Australia.

Giá trị sử dụng:

Không có ý nghĩa về mặt kinh tế nhưng có ý nghĩa về mặt khoa học và ý nghĩa thẩm mỹ, sưu tập.

Tình trạng:

Là loài hiếm, ít gặp. Mới phát hiện được 5 mẫu vật ở Vịnh Vân Phong - Bến Gỏi. Hiện nay không phải là đối tượng khai thác.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Phải bải vệ chung cả hệ sinh thái, cấm nổ mìn khai thác san hô. Nếu bắt gặp phải thả ngay khi chúng còn sống.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 368.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Loài ốc sứ hiti

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này