Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Rùa xanh
Tên Latin: Chelonia mydas
Họ: Vích Cheloniidae
Bộ: Rùa Testudinata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    VÍCH VÍCH

RÙA XANH

Chelonia mydas (Linnaeus, 1758)

Testudo mydas Linnaeus, 1758

Họ: Vích Cheloniidae

Bộ: Rùa biển Testudines

Đặc điểm nhận dạng:

Mai rất cứng, hình ôvan, viền ngoài mai có các khía nhưng không nhọn, chiều dài thẳng của mai khoảng 120cm. Mai nhẵn, mỗi bên mai có 4 tấm vẩy. Đầu nhọn, rộng khoảng 15cm, phần trước đầu có một đôi vảy, phần sau có 4 đôi. Trên mỗi chân bơi có 1 móng vuốt sắc nhọn, hiếm khi có 2 móng vuốt (thường ở rùa con mới nở). Màu sắc biến đổi theo sự phát triển của cơ thể rùa con thường có màu xanh đen sau đó nhạt dần, rùa trưởng thành có màu xanh, và trọng lượng khoảng 230kg.

Sinh học, sinh thái:

Đẻ trứng từ tháng 2 - 9, mỗi con cái đẻ từ 100 - 140 trứng trong 1 tổ, chiều sâu mỗi tổ khoảng 50 - 60cm. Trứng tròn, vỏ mềm, đường kính khoảng 5cm. Thời gian trứng ủ (ấp) trong cát từ 55 - 60 ngày sẽ nở thành rùa con. Thức ăn là: cá, tôm, cua, rong và cỏ biển. Vích sống ở vùng cát, vùng triều ven biển, vùng khơi và ven đảo.

Phân bố:

Trong nước: Từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan. Có nhiều ở Côn Đảo và Trường Sa.

Thế giới: Các biển nhiệt đới và đôi khi Á nhiệt đới của Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

Giá trị:

Rùa biển là động vật hấp dẫn khách du lịch, được chú ý trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Tình trạng:

Trước năm 1975 nguồn lợi Đồi mồi dứa ở nước ta rất phong phú, và là loài có kích thước lớn nhất trong họ Vích Cheloniidae nhưng do bị săn bắt ráo riết, bằng nhiều hình thức mang tính huỷ diệt và còn do tình trạng ô nhiễm ở một số vùng nước ven bờ tăng lên nên từ năm 1975 đến nay, nguồn lợi này bị suy giảm nghiêm trọng. Dự đoán số lượng giảm ít nhất 50%, số lượng quần thể <2500 cá thể trưởng thành.

Phân hạng: EN C1.

Biện pháp bảo vệ: Biện pháp hành chính: Đưa vào Luật thuỷ sản; tuyên truyền trên báo, đài... Cấm đánh bắt quanh năm bằng bất cứ hình thức và loại ngư cụ nào. Biện pháp kỹ thuật: ấp trứng tự nhiên và nhân tạo; cứu hộ rùa biển; thả đàn rùa con trở lại biển; đánh dấu rùa biển. Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, 2000.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 249.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Rùa xanh

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này