Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Rắn lai
Tên Latin: Gonyosoma prasina
Họ: Rắn nước Colubridae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Peter Paul van Dijk  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

RẮN LAI

Gonyosoma prasina Blyth, 1827

Coluber oxycephalum Boie, 1827

Elaphe oxycephalum Bourret, 1936

Họ: Rắn nước Colubridae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:

Rắn lai cỡ lớn. Đầu thuôn dài phân biệt rõ với cổ, mõm hẹp và thuôn dài. Có 1 vảy má, 2 + 3 vảy thái dương. Mép trên từ 8 - 10 vảy. Vảy thân 23 (đôi khi 25 hay 27) hàng ở mỗi bên đầu có một vạch đen đi từ mõm hoặc từ má và nhạt dần khi xuống đến cổ. Lưng và sườn có màu xanh tươi hay xanh lơ, bụng màu xanh nhạt. Đuôi hoặc phần sau đuôi có màu nâu đỏ. Chiều dài cơ thể tới 2.300mm.

Sinh học, sinh thái:

Sống ở rừng thường xanh núi cao, chúng gần như sống hoàn toàn trên cây. Khi bị kích thích có thể bạnh cổ và là loài rắn rất dữ.

Phân bố:

Việt Nam: Khánh Hòa (Đá Bàn), Tây Ninh (núi Bà Đen), Đồng Nai (núi Dinh).

Thế giới: Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônnêxia, Philíppin.

Giá trị:

Rắn lai có giá trị khoa học và là loài rắn được buôn bán giữa các nước.

Tình trạng:

Rắn lai ngoài tự nhiên có Số lượng ít nên hiếm gặp. Mức độ đe dọa: bậc T.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt, tàn phá sinh cảnh nơi phân bố của loài này trong tự nhiên. Cần tổ chức bắt một số cá thể về nuôi trong khu vực bảo tồn gen.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 205.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Rắn lai

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này