Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Tôm vỗ biển sâu
Tên Latin: Ibacus ciliatus
Họ: Tôm vỗ Scyllaridae
Bộ: Mười chân Decapoda 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TÔM VỖ BIỂN SÂU

TÔM VỖ BIỂN SÂU

Ibacus ciliatus (Von Siebold, 1824)

Phyllosoma guerini de Haan, 1894.

Họ: Tôm vỗ Scyllaridae

Bộ: Mười chân Decapoda

Đặc điểm nhận dạng:

Tôm cỡ lớn, chiều dài thân (Lt) tới 20cm. Vỏ đầu ngực dẹp, mặt lưng nhẵn hoặc có tơ mịn. Gờ sau chủy ở chính giữa lưng và gờ mang bên nổi rõ. Hốc mắt hở nằm ở khoảng giữa cạnh trước, khoảng cách giữa 2 hốc mắt ngắn hơn hoặc bằng khoảng cách từ hốc mắt tới cạnh bên. Khía cổ hở rộng và ăn sâu vào giữa. Cạnh trước phần trước có 9 - 10 răng, cạnh bên trước có 3 - 4 răng, phần sau có 10 - 13 răng. Các đốt bụng: Mặt bụng các đốt có gờ giữa nổi rõ. Tấm lưng đốt bụng V tận cùng bằng gai nhỏ.

Sinh học, sinh thái:

Sống ở vùng biển sâu từ 25 đến 314m, ở biển Việt Nam thường thu được ở độ sâu 25 - 80m có chất đáy cát mềm hoặc bùn. Mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 5.

Phân bố:

Trong nước: Ven biển miền Trung (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận ) và ngoài khơi Đông Nam Bộ.

Thế giới: Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Ôxtrâylia

Giá trị:

Có giá trị nghiên cứu khoa học và tìm hiểu sinh thái loài trong tự nhiên.

Tình trạng:

Trước 1975 thường bắt gặp ở vùng biển miền Trung và ngoài khơi đông Nam Bộ, diện tích phân bố ước tính trên 20.000 km2. Sau năm 1975, đặc biệt từ năm 1990 đến nay đang bị gia tăng đánh bắt để cung cấp cho thị trường Trong nước và xuất khẩu nên sản lượng đã và đang giảm sút rõ rệt, diện tích phân bố giảm xuống ước tính dưới 20,000 km2.

Phân hạng: VU A1c,d B2a+3d.

Biện pháp bảo vệ:

Cần đưa vào danh sách các loài cần được bảo vệ của nghành thủy sản, đồng thời giảm cường độ đánh bắt và khai thác luân phiên địa điểm.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Tôm vỗ biển sâu

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này