Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: San hô sừng cánh đẹp
Tên Latin: Junceella gemmacea
Họ: San hô sừng Ellisellidae
Bộ: San hô sừng Gorgonaria 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

SAN HÔ SỪNG CÁNH DẸP

Junceella gemmacea (Valenciennes, 1857)

Gorgonia gemmacea Valenciennes, 1857.

Họ: San hô sừng Ellisellidae

Bộ: San hô sừng Gorgonacea

Đặc điểm nhận dạng:

Tập đoàn dạng cành cây, phân nhánh kiểu lưỡng phân, các nhánh hầu như nằm trong cùng mặt phẳng, không có mạng nối, các cành ngọn vươn dài, mềm mại đu dưa trong nước. Tập đoàn phát triển tốt có thể cao tới gần 1 mét, đôi khi có dạng cành cây không quy luật. Cành dẹp theo hướng trước sau, polyp xếp thành hàng dọc 2 bên cành, mặt trước và sau cành có rãnh dọc. Vỏ dày, trâm xương trong vỏ hình chuỳ, dài 0,1 - 0,2mm, có mấu lồi nhỏ ở hai đầu, một số trâm nhỏ hơn, dạng không quy luật. Trục xương màu trắng ngà, giữa có lõi nhỏ. Khi sống san hô màu đỏ hơi đậm.

Sinh học, sinh thái:

Mọc thành từng đám đông ở vùng biển nông (sâu 3 - 8 mét). Có thể sống trong vùng nước khá đục hoặc ít ánh sáng. Trên san hô thường có bám các loài Huệ biển (Crinoidea) hoặc Đuôi rắn (Ophiuroidea), đôi khi cả Thân mềm hai vỏ.

Phân bố:

Trong nước: Quảng Ninh (vịnh Hạ Long, quần đảo Cô Tô), Hải Phòng (đảo Cát Bà, quần đảo Long Châu), Kiên Giang (đảo Phú Quốc).

Thế giới: Trung Quốc (Quảng Đông), Xingapo.

Giá trị:

Tham gia tạo rạn, có màu sắc đẹp làm cho rạn san hô thêm hấp dẫn, có giá trị du lịch, là nhóm có tiềm năng về chất hoạt tính sinh học.

Tình trạng:

Phân bố tương đối hẹp. Là loài nhạy cảm, dễ bị chết khi môi trường thay đổi, số lượng và diện tích vùng phân bố bị thu hẹp nhanh do ô nhiễm môi trường.

Phân hạng: EN A1a,c B1+2a,c.

Biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ môi trường sống không bị đục hoá và ngọt hoá. Bảo vệ rừng trên đảo và rừng đầu nguồn, đầu tư nghiên cứu sinh học để làm cơ sở cho bảo vệ và phát triển bền vững.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

San hô sừng cánh đẹp

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này