Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cóc mày bi đúp
Tên Latin: Leptolalax bidouptensis
Họ: Ếch nhái Ranidae
Bộ: Không đuôi Anura 
Lớp (nhóm): Lưỡng cư  
       
 Hình: Trần thị Anh Đào  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÓC MÀY BI ĐÚP

CÓC MÀY BI ĐÚP

Leptolalax bidoupensis Jody et al.,2011

Họ: Ếch nhái Ranidae

Bộ: Không đuôi Anura

Đặc điểm nhận dạng:

Loài lưỡng cư mới phát hiện có những đặc điểm khác biệt với các loài khác trong cùng giống nhờ vào các đặc điểm như sau mặt bụng có màu đỏ nâu đậm với các đốm trắng nằm kháp trên phần cổ họng, mặt dưới của tay và chân và có kích thước nhỏ, từ 23.6 - 24.6 mm ở con đực trưởng thành (đo ở 4 cá thể) và 29.2 - 29.4 mm ở con cái trưởng thành (đo ở 2 cá thể); mống mắt có hai màu, nửa trên màu đồng đỏ và nửa dưới ngả sang màu xám đỏ; da gần như trơn láng không có các nếp gấp da; xương chày tương đối ngắn.

Leptolalax bidoupensis  có tiếng kêu rất khác biệt với những tiếng kêu đã từng được ghi nhận ở các loài Leptolalax, gồm 6-9 nốt đơn với tần số khoảng 1.9-3.8Khz. So với hai loài tương tự về hình thái L. applebyi  và L. melicus , L. bidoupensis  co mức độ sai khác về trình tự gen khoảng 9.3% và 9.6%. Hiện tại loài mới này được ghi nhận ở những khu rừng thường xanh, ở độ cao 1620 - 1730 m so với mực nước biển, trong diện tích 1 cây số vuông. Đề nghị bổ sung loài này vào mục Dữ liệu thiếu của sách đỏ IUCN.

Loài này có đầu hơi dài hơn rộng; mõm tròn nhìn từ phía mặt lưng, tròn và hơi nhô khi nhìn ở mặt hông; Mũi nằm gần mõm hơn mắt; mắt nhỏ hơn chiều dài mõm, con ngươi năm ngang; Màng nhĩ rõ, tròn, nhỏ hơn đường kính mắt, viền của màng nhĩ hơi nhô lên so với vùng xung quanh. Không có răng lá mía; túi kêu mở ra ỏ phía sau hai bên của vòm miệng; lưỡi dài, chiều rộng vừa phải, phía sau có 1 rãnh hình chữ V. Tuyến trên màng nhĩ, chạy từ mắt hướng tới tuyến nách; đầu các ngón tay tròn, không phình to; chiều dài tương đối của các ngón tay như sau: I<II=IV<III; không có chai tay; các mấu lồi ở các khớp ngón không hiện diện; mấu lồi trong ở bàn tay tròn, tách biệt với mấu lồi ngoài, dẹp. Các ngón tay không có màng bơi hay riềm da bên. Các đầu ngón chân tương tự các đầu ngón tay, chiều dài tương đối của các ngón chân : ngón I < II < V < III < IV. Mấu lồi dưới khớp không hiện diện và được thay thế bằng các nếp da, dễ nhận thấy ở ngón chân thứ II, III, IV và V. Ngón chân có màng bơi ở gốc, với các riềm da mảnh ở 2 bên.

Loài này có xương chày hơi ngắn, chắc, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài, xương chày có độ dài bằng 46% chiều dài thân, khớp xương cổ chân chạm mắt. Da lưng gần như trơn láng, có các nốt nhỏ rải rác, tập trung ở mi mắt, mặt bên bụng và mặt trên khớp cổ chân; da bụng trơn láng. Tuyến ngực hình trứng, có đường kính 1,2mm; tuyến đùi hình trứng, có đường kính 0,8mm nằm ở mặt dưới đùi, gần với đầu gối hơn lỗ huyệt. Tuyến trên nách nhô cao, đường kính khoảng 1.2 mm; một số tuyến hiện diện ỏ phân hông của bụng và lưng, tạo thành 1 đường không liên tục, đường này khó phân biệt với viền trắng ở hàm.

Sinh học, sinh thái:

Loài mới phát hiện năm 2011 và sống chủ yếu ở những khu rừng thường xanh, ở độ cao 1.620 - 1.730 m so với mực nước biển, trong diện tích 1 cây số vuông. Leptolalax bidoupensis có tiếng kêu rất khác biệt với những tiếng kêu đã từng được ghi nhận ở các loài Leptolalax, gồm 6 - 9 nốt đơn với tần số khoảng 1.9 - 3.8Khz. So với hai loài tương tự về hình thái L. applebyi và L. melicus , L. bidoupensis có mức độ sai khác về trình tự gen khoảng 9.3% và 9.6%. Loài này sống ở các khu vực ven suối và giao phối, đẻ trứng trong các vũng nước đọng

Phân bố:

Loài đặc hữu Việt Nam, mới phát hiện và công bố ở Vườn quốc gia Bidoup  -  Núi Bà năm 2011 ở cao nguyên miền Trung Việt Nam trên tạp chí Zootaxa 2796: 15 - 28 (2011).. Đây cũng là ghi nhận mới về phân bố của giống Leptolalax ở phía Nam. Đề nghị bổ sung loài này vào mục Dữ liệu thiếu của sách đỏ IUCN.

 

Mô tả loài: Jodi Rowley  -  Bảo tàng Sydney Australia, Trần thị Anh Đào Lê thị thuỳ Dương, Hoàng Đức Huy - Đại học KHTN thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cóc mày bi đúp

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này