Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Loài ốc sứ đốm
Tên Latin: Cypraea turdus
Họ: Ốc sứ Cypraeidae
Bộ: Chân bụng trung Mesogastropoda 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ỐC SỨ ĐỐM

ỐC SỨ ĐỐM

Cypraea turdus Lamarck, 1810

Họ: Ốc sứ Cypraeidae

Bộ: Chân bụng trung Mesogastropoda

Đặc điểm nhận dạng:

Vỏ nhỏ, dài khoảng 32mm. Mặt lưng màu xám có những đốm màu nâu nhỏ, mịn. ở gần mép bụng có những đốm lớn với màu sẫm thưa hơn. Mặt lưng và bụng ngăn cách bởi một gờ cao chạy quanh vỏ. Mặt bụng màu trắng. Lỗ mở rộng, răng thô và thưa.

Sinh học, sinh thái:

Sống ở vùng triều và dưới triều đáy cứng. Thường ẩn trong các rạn san hô hoặc hốc đá.

Phân bố:

Trong nước: Vịnh Văn Phong - Bến Gỏi.

Thế giới: Biến Đỏ, Ấn Độ Dương

Giá trị:

Có giá trị làm đồ mĩ nghệ và là nguồn gen, có rất ít ở Việt Nam

Tình trạng:

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992). Mới chỉ tìm thấy ở Khánh Hoà, phân bố hẹp. Mức độ suy giảm của quần thể ước tính khoảng 20 %. Số lượng có rất ít nên dễ bị tuyệt chủng.

Phân hạng: VU A1a C1.

Biện pháp bảo vệ:

Phải bảo vệ nơi sống của ốc. Cấm nổ mìn và khai thác san hô. Nếu bắt gặp phải thả ngay lúc còn sống.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Loài ốc sứ đốm

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này