Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Trai ngọc nữ
Tên Latin: Pteria penguin
Họ: Trai ngọc Pteriidae
Bộ: Trai ngọc Pterioida 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TRAI NGỌC NỮ

TRAI NGỌC NỮ

Pteria penguin (Roding, 1798)

Pteria macrotera Lamarck.

Họ: Trai ngọc Pteriidae

Bộ: Trai ngọc Pterioida

Đặc điểm nhận dạng:

Vỏ lớn, dạng cánh. Tai trước nhỏ, tai sau kéo dài. Từ đỉnh vỏ trái đến mép sau của mặt bụng vỏ hình thành một gờ sống cao. Mặt ngoài vỏ màu đen. Thỉnh thoảng có lông màu nâu bao phủ. Mặt trong óng ánh xà cừ.

Sinh học, sinh thái:

Loài sống ở vùng triều đến dưới triều đến độ sâu 20m nước. Có chân tơ bám vào giá thể là bờ đá, rạn san hô hay những giá bám cứng khác.

Phân bố:

Trong nước: Biện Sơn (Thanh Hóa), Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phan Thiết, Phú Quốc, Côn Đảo.

Thế giới: Inđônêxia, Niu Calêđôni, Nhật Bản.

Giá trị:

Có giá trị mỹ nghệ. Thường được sử dụng trong nghề khảm. Có khả năng nuôi để tạo ngọc trai.

Tình trạng:

Đang bị khai thác triệt để, không kể kích thước nên trữ lượng đang giảm sút.

Phân hạng: VU C1 D2.

Biện pháp bảo vệ:

Cần hạn chế khai thác. Nghiên cứu nuôi trồng và kỹ nghệ cấy ngọc trai.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Trai ngọc nữ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này