Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Trai điệp
Tên Latin: Sinohyriopsis cumingii
Họ: Trai cánh Unionidae
Bộ: Trai Unionoida 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TRAI ĐIỆP

TRAI ĐIỆP

Sinohyriopsis cumingii (Lea, 1852)

Hyriopsis cumingii Haas, 1910

Hyriopsis goliath Rolle, 1904.

Họ: Trai cánh Unionidae

Bộ: Trai Unionoida

Đặc điểm nhận dạng:

Trai cỡ lớn, cơ thể dài tới 25cm, vỏ dày, mặt ngoài đen nâu, mặt trong có lớp xà cừ màu trắng hồng hoặc da đồng, phần cánh và đuôi có ánh vàng. Vùng đỉnh vỏ thấp, có nhiều nếp nhăn đồng tâm. Cánh mỏng, rất phát triển về phía lưng. Đường gờ bên vùng lưng sau nổi rõ. Con non, có vỏ mỏng, màu xanh vàng, với nhiều đường phóng xạ màu xanh lục.

Sinh học, sinh thái:

Sống ở sông vùng trung du và đồng bằng miền bắc Việt Nam. Sinh sản vào mùa xuân, đầu hạ, con cái trưởng thành chứa khoảng 500 - 10.000 trứng. Trai con hình thành từ ấu trùng trong khoảng 15 - 20 ngày, trôi nổi trong nước rồi lắng xuống đáy bùn phát triển thành trai lớn. Ăn kiểu lọc nước qua xiphông, giữ lại chất vẩn và sinh vật trong nước. Mùa lạnh di chuyển xuống vùng nước sâu. Trai điệp sống phổ biến ở đáy bùn cát sông, hồ vùng đồng bằng miền Bắc Việt Nam. Thích ứng được với điều kiện thời tiết mùa hạ và mùa đông.

Phân bố:

Trong nước: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình.

Thế giới: Trung Quốc (Hoa Trung và Hoa Nam).

Giá trị:

Có giá trị nghiên cứu khoa học về các loài thân mềm trong hệ thống sông hồ ở Việt Nam. Vỏ trai là nguyên liệu để chế biến bột giấy điệp (dùng trong hội hoạ), xà cừ đẹp dùng trong nghề khảm trai, làm khuy trai. Là đối tượng nuôi để cấy ngọc trai trong thuỷ vực nước ngọt.

Tình trạng:

Trước năm 1975, gặp phổ biến trong các sông vùng đồng bằng Bắc Bộ; mật độ khoảng 2 - 3 con/m2 nền đáy. Hàng năm, riêng ở vùng Bắc Giang (sông Thương), Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình (sông Đáy) đã khai thác, sử dụng tới 25 - 30 tấn vỏ trai điệp. Sau năm 1975, đặc biệt từ 1990 tới nay, do nghề thủ công sử dụng vỏ trai phát triển mạnh, lượng khai thác hàng năm tăng cao, làm giảm số lượng rõ rệt, có thể tới 20%. Việc nuôi trai để cấy ngọc chỉ mới bắt đầu từ 1995 và đã có một số kết quả. Diện phân bố Trai điệp trước 1975 mở rộng trên phạm vi toàn vùng đồng bằng Bắc Bộ, tới 15.000km2. Hiện nay, do khai thác mạnh và tình trạng ô nhiễm các sông vùng đồng bằng và trung du, diện tích thu hẹp chỉ còn khoảng 2.000km2, số lượng rất biến động theo từng năm phụ thuộc vào khai thác.

Phân hạng: VU B2a,b,e+3a,d.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Thuỷ sản từ trước năm 1996. Kiến nghị: cần giảm cường độ khai thác, khai thác vào mùa không sinh sản, khai thác luân phiên địa điểm, chống ô nhiễm nước sông các khu vực cư trú quan trọng của loài. Nghiên cứu bổ sung số lượng bằng biện pháp nhân tạo...

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Trai điệp

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này