Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Sẻ thông họng vàng
Tên Latin: Carduelis monguilloti
Họ: Sẻ thông Fringillidae
Bộ: Sẻ Passeriformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SẺ THÔNG HỌNG VÀNG

SẺ THÔNG HỌNG VÀNG

Carduelis monguilloti (Delacour, 1926)

Hypocanthis monguilloti Delacour, 1927

Họ: Sẻ đồng Fringilidae

Bộ: Sẻ Passeriformes

Đặc điểm nhận dạng:

Cùng giống Carduelis, ở Việt Nam hiện có 2 loài. Sẻ thông họng vàng có màu lông ở đầu màu nâu thẫm, họng vàng (xem hình vẽ), còn loài thứ 2 là Sẻ thông đầu đen có lông ở đầu màu đen, họng đen, có vạch vàng.

Sinh học, sinh thái:

Sẻ thông họng vàng chỉ phân bố ở vùng núi cao thuộc tỉnh Lâm Đồng (trên độ cao từ khoảng 1.000 đến 2000m), thường chỉ gặp trong các vùng rừng thông thưa thớt và khu vực trồng trọt của các khu dân cư sinh sống xung quanh đó. Sống định và làm tổ, kiếm ăn theo đàn nhỏ. Thời gian sinh sản trong khoảng thời gian từ tháng 12 - 5 năm sau. Tổ làm trên cành thông, hình chén.

Phân bố:

Trong nước: Lâm Đồng (Đà Lạt, cao nguyên Lang Bian, Di Linh).

Thế giới: Chỉ có ở Việt Nam.

Giá trị:

Loài chim đặc hữu của Việt Nam, có vùng phân bố rất hạn chế, thu hút khách du lịch sinh thái.

Tình trạng:

Loài chim đặc hữu của Việt Nam, vùng phân bố của chúng chỉ hạn chế trong một số khu vực rừng thông ở xung quanh Đà Lạt và Di Linh. Số lượng của các quần thể phụ thuộc vào sự tồn tại của các vùng rừng thông có điều kiện kiếm ăn và làm tổ thích hợp với chúng. Số lượng không nhiều.

Phân hạng: LR nt.

Biện pháp bảo vệ:

Rừng thông ở Đà Lạt, cao nguyên Lang Bian là những khu vực được bảo vệ. Tuy nhiên, cần tiến hành điều tra nghiên cứu cụ thể về sinh học, sinh thái và số lượng của Sẻ thông họng vàng. Cần làm rõ hiện trạng và các yêu cầu về môi trường sinh thái cụ thể của loài nhằm phát triển số lượng và bảo tồn bền vững nguồn gen đặc hữu này. Sách Đỏ Chim  Châu Á (2001), bậc NT (sắp bị đe dọa), Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000), bậc T (bị đe dọa).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Sẻ thông họng vàng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này