Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Mi langbiang
Tên Latin: Crocias langbianis
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Nguyễn Minh Luyện  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    MI LANG BIANG

MI LANG BIANG

Crocias langbianis Gyldentolpe, 1939

Họ: Khướu Timaliidae

Bộ: Sẻ Passeriformes

Đặc điểm nhận dạng:

Bộ lông màu xám. Phần dưới cơ thể màu trắng nhạt với vạch đen nhạt ở hai bên sườn và hông. Vùng mắt, má và tai màu đen. Đỉnh đầu và gáy màu xám có xen các vạch trắng; hông và lông bao đuôi trên nâu đỏ với vạch nâu đen; đuôi xám với mút đuôi trắng. Cánh có màu xám lẫn đen và trắng.

Sinh học, sinh thái:

Mùa sinh sản từ tháng 4 - 5; thường đi đơn lẻ hoặc đôi; đôi khi gặp kiếm ăn trong đàn hỗn hợp với nhiều loài khác; kiếm ăn trên tán cây rậm rạp, di chuyển chậm chạp. Sinh cảnh sống là rừng thường xanh cây lá rộng; độ cao phân bố khoảng từ 900 - 1450m.

Phân bố:

Trong nước: Lâm Đồng (núi Lang Bian, Đà Lạt), Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin (Đắk Lắk).

Thế giới: Chỉ có ở Việt Nam.

Giá trị:

Thẩm mỹ và khoa học, có thể nuôi làm cảnh ở các vườn chim giúp học sinh, sinh viên tìm hiệu về tập tính sinh thái loài..

Tình trạng:

Loài đặc hữu của Việt Nam, định cư ở vùng cao nguyên Đà Lạt; gặp không phổ biến trong vùng phân bố. Ngày 29/1/1994 tại vùng rừng Chư Yang Sin (Đắk Lắk) lần đầu tiên được phát hiện trở lại sau 56 năm kể từ khi tìm thấy ở Việt Nam.

Phân hạng: EN B1+2a,b,c,d,e.

Biện pháp bảo vệ:

Đã đưa vào Sách Đỏ Việt Nam từ năm 1992 bậc E (đang nguy cấp) và Sách Đỏ Chim  Châu Á (2001), bậc EN (đang nguy cấp). Hiện chúng đang được bảo vệ tại các khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin và các vạt rừng xung quang khu nghỉ mát thành phố Đà Lạt.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 291.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Mi langbiang

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này